- Tin tức
- Chi tiết tin tức
Xây dựng nhóm công tác về chuyển đổi xanh và tài chính xanh

Tại hội thảo "Doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng "0" do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên hành động vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời gian tới là xây dựng và vận hành các nhóm công tác về chuyển đổi xanh và tài chính xanh.
Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay, chuyển đổi số sang mô hình kinh doanh bền vững không còn là "chiếc áo thời trang" làm đẹp cho doanh nghiệp. Tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) năm 2023, cộng đồng toàn cầu đã cam kết thúc đẩy thực hiện Thỏa thuận Paris. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện cam kết này thông qua việc ban hành và triển khai những khuôn khổ pháp lý quan trọng.
Vì thế, một trong những ưu tiên hành động của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong thời gian tới là xây dựng và vận hành các nhóm công tác về chuyển đổi xanh, Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) và tài chính xanh. Từ đó, nhân rộng mạnh mẽ hơn các mô hình kinh doanh bền vững và đóng góp thêm các kiến nghị chính sách, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ cho phát triển bền vững doanh nghiệp.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam phải huy động nguồn lực lên đến 368 tỷ USD từ nay đến năm 2040, tương đương với GDP gần 1 năm của Việt Nam. Với thách thức và nguồn lực như vậy, cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp.
Theo ông Fukuda Koji, Cố vấn trưởng Dự án JICA SPI-NDC của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các tổ chức tài chính đang mở rộng danh mục đầu tư xanh và giảm phát thải khí nhà kính đối với các khoản đầu tư tài trợ vốn. Các dự án đầu tư xanh đang đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Chia sẻ về cách tiếp cận chiến lược của các tổ chức này nhằm đạt được sự bền vững và tài chính chuyển đổi tại Việt Nam, ông Fukuda Koji cho biết thêm, các tổ chức này đang cung cấp các khoản vay xanh. Hiện, tỷ lệ dư nợ tín dụng xanh so với tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại tính đến tháng 9/2023 đạt khoảng 3%-10%. "Các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao nhận thức về ESG thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, sẵn sàng đón nhận cơ hội vốn đầu tư xanh. Doanh nghiệp cần tuân thủ quy định môi trường, kiểm kê khí nhà kính và giảm nhẹ phát thải theo quy định. Đối với các doanh nghiệp dự kiến huy động vốn đầu tư xanh cần chú trọng đến các yếu tố môi trường, xã hội ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án", ông Koji nhấn mạnh.
Các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu và có thể đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
"Nguồn được lấy từ bnews , ngày 15/04/2024, link đến bài gốc: https://bnews.vn/xay-dung-nhom-cong-tac-ve-chuyen-doi-xanh-va-tai-chinh-xanh/329952.html
- Chuyên tư vấn giới thiệu việc làm Xuất khẩu lao động Nhật Bản và việc làm trong nước.
----------------------------------- - VIETSEIKO - Khát vọng của bạn, tương lai của chúng ta
- Website: https://vietseiko.com
- Hotline: 090 397 2626 - (028) 3636.9996
- Email: cv@vietseiko.com
- Địa Chỉ: 108/17, Đường 79, phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tin tức liên quan

Chia sẻ về cảm hứng sáng tạo, nghệ sĩ Fuji Hiroshi cho biết, trước đây khi thực hiện dự án “Kaekko Bazar” – một nền tảng trao đổi đồ chơi, ông đã thu thập được hơn 50.000 món đồ chơi nhựa từ trẻ em. Nhận thức được rằng sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm nhựa đang gây nguy hại đến môi trường, ông bắt đầu hành trình biến những đồ vật bỏ đi thành tác phẩm nghệ thuật, truyền tải thông điệp về môi trường và trách nhiệm tiêu dùng.
“Mục đích ban đầu của tôi là thu thập đồ chơi, nhưng sau đó tôi nhận thấy mình cần làm điều gì đó ý nghĩa từ những món đồ nhựa này. Hiện nay, nhựa đang được sử dụng khắp nơi trên thế giới và chúng không thể tự phân hủy. Tôi nghĩ đến hình ảnh khủng long – loài sinh vật cổ đại đã tồn tại qua hàng triệu năm và được lưu truyền đến ngày nay. Vì vậy, tôi chọn khủng long làm biểu tượng cho các tác phẩm nhựa của mình. Trẻ em chưa ý thức hết những tác động tiêu cực của nhựa đến môi trường, nhưng tôi hy vọng qua triển lãm này, các bạn nhỏ sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề ô nhiễm” – nghệ sĩ Fuji Hiroshi chia sẻ.

Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa nhựa – chất liệu phổ biến để sản xuất đồ chơi – với nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc từ sự sống thời tiền sử, bao gồm cả khủng long. Qua đó, nghệ sĩ nhấn mạnh vòng lặp của tiêu dùng và rác thải, khơi gợi suy ngẫm về vai trò của nhựa trong đời sống cũng như tác động của chúng đối với hành tinh.
Những sáng tạo độc đáo này đã khiến nhiều khán giả không khỏi bất ngờ. Chị Vũ Mai Trang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ cảm nhận sau khi tham quan triển lãm: "Mình rất bất ngờ khi những món đồ chơi nhựa bình thường lại có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật quy mô lớn như thế này. Từ những nhân vật hoạt hình quen thuộc như Doraemon hay Pikachu, nghệ sĩ đã ghép lại thành những kiệt tác có cấu trúc rất vững chắc. Điều thứ hai mình thấy ấn tượng là cách ông ấy kết hợp hình tượng khủng long – sinh vật cổ đại – để nhấn mạnh vòng lặp của nhựa và lịch sử. Điều này không chỉ giúp trẻ em hiểu về quá khứ mà còn giúp các em có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa hiện nay”.
Triển lãm không chỉ thu hút người lớn mà còn gây thích thú cho trẻ nhỏ. Bé Nguyễn Thanh Trúc, học sinh trường Tiểu học Minh Khai, hào hứng nói: “Con rất thích những mô hình này. Con biết chúng được làm từ đồ chơi nhựa và mang thông điệp bảo vệ môi trường”.

Ấn tượng với cách nghệ sĩ Fuji Hiroshi sử dụng đồ chơi tái chế để tạo nên tác phẩm nghệ thuật, họa sĩ Vũ Xuân Đông đánh giá cao tính sáng tạo và khả năng kết nối thông điệp với trẻ em: “Tôi thấy ý tưởng của ông ấy rất độc đáo. Ông sử dụng đồ chơi – thứ gần gũi với trẻ em – để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có tính giáo dục cao. Đây là một đối tượng rất khó tiếp cận, nhưng cách ông làm lại rất đơn giản mà hiệu quả. Ông kết nối các nhân vật hoạt hình, tạo nên một thế giới nghệ thuật mang đậm phong cách Nhật Bản, khiến thông điệp của triển lãm vừa cuốn hút vừa dễ dàng tiếp cận thế hệ trẻ”.
Triển lãm nghệ thuật “Kỷ nguyên nhựa” không chỉ là một không gian sáng tạo độc đáo mà còn là lời nhắc nhở về tác động của nhựa đối với môi trường. Với cách tiếp cận gần gũi và mang đậm chất nghệ thuật, nghệ sĩ Fuji Hiroshi hy vọng có thể truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ – những người có vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Triển lãm mở cửa tự do từ nay đến ngày 1/6/2025 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, số 27 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Triển lãm Kỷ nguyên nhựa: Khi đồ chơi cũ trở thành tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa
Báo: baomoi
Ngày: 20/03/2025
Link đến bài gốc: https://baomoi.com/trien-lam-ky-nguyen-nhua-khi-do-choi-cu-tro-thanh-tac-pham-nghe-thuat-y-nghia-c51747941.epi
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

iên minh công đoàn lớn nhất ở Nhật Bản cho biết các công đoàn thành viên đã giành được mức tăng lương bình quân 5,46% từ tháng 4 năm nay, đánh dấu năm tăng lương mạnh nhất hơn 3 thập kỷ ở nước này và nối tiếp đà tăng mạnh của năm ngoái. Kết quả này được công bố ngay trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dự kiến diễn ra trong tuần này.
Các công đoàn và giới chủ sử dụng lao động ở Nhật Bản tiến hành đàm phán tiền lương vào mùa xuân hàng năm, để mức lương mới được áp dụng từ tháng 4 - thời điểm bắt đầu năm tài khóa mới. Cuộc đàm phán hàng tiền lương hàng năm, còn gọi là shunto, đã kết thúc tại các công ty lớn ở Nhật vào tuần vừa rồi, với kết quả đạt được cao hơn so với mức tăng lương của năm 2024.
Theo tờ báo Nhật Bản Nikkei, liên minh công đoàn Rengo hôm thứ Sáu cho biết hai tập đoàn Toyota và Hitachi đáp ứng hoàn toàn yêu cầu tăng lương của người lao động, đưa mức lương lên cao kỷ lục. Một số doanh nghiệp lớn khác như Nissan và Sharp không đáp ứng hết yêu cầu tăng lương, nhưng vẫn nâng lương cho người lao động.
Rengo - liên minh nghiệp đoàn có khoảng 7 triệu người lao động - cho biết kết quả ban đầu của cuộc đàm phán tiền lương tại các công ty lớn mà 760 công đoàn thành viên đạt được trong cuộc đàm phán năm nay cao hơn 0,18 điểm phần trăm so với mức tăng 5,28% đạt được vào năm ngoái.
Cùng với đó, đàm phán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại mức tăng lương bình quân 5,09%, tăng 0,67 điểm phần trăm so với năm ngoái.
“Kết quả ngày hôm nay là điểm khởi đầu cho việc thiết lập một giai đoạn mới. Chúng tôi tin là thời khắc thực sự quan trọng còn đang ở phía trước. Chúng ta cần thừa nhận việc hiển nhiên phải có một xã hội mà ở đó, tiền lương tăng để cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người, gồm cả người lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ và những nơi làm việc không có tổ chức công đoàn”, Chủ tịch Tomoko Yoshino của Rengo nhấn mạnh.
Ông Yoshino cho biết cuộc đàm phán tiền lương năm nay đã làm sâu sắc thêm nhận thức rằng việc tăng đầu tư vào vốn liếng con người là “điều không thể thiếu cho sự tăng trưởng bền vững của của doanh nghiệp và cho việc cải thiện năng suất của Nhật Bản nói chung”. Ông nói thêm rằng kết quả của cuộc đàm phán năm nay “giữ vai trò quan trọng cho việc tăng lương bền vững trong năm tới và xa hơn nữa”.
Mức tăng bình quân của tiền lương mà 3.000 công đoàn thành viên của Rengo đưa ra cho giới chủ trong cuộc đàm phán năm nay là 6,09%, tăng 0,24 điểm phần trăm so với năm ngoái, đánh dấu lần đầu tiên vượt mức 6% kể từ năm 1993. Mức tăng lương 5,46% đạt được tại các công ty lớn là mạnh nhất kể từ năm 1991.
Giới phân tích nhận định kết quả khả quan của shunto năm nay cho thấy nền kinh tế Nhật đang dần hồi sinh sau “thập kỷ mất mát” - thời kỳ tăng trưởng thấp kéo dài.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 18-19/3, tức ngày thứ Ba và thứ Tư tuần này. Theo dự báo, BOJ sẽ không thay đổi lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5% trong lần họp này, sau 3 lần tăng kể từ tháng 3 năm ngoái.
Chiến lược gia Ataru Okumura của công ty SMBC Nikko Securities nói rằng khả năng BOJ tăng lãi suất dựa trên kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân trong lần họp này “về cơ bản là gần bằng 0”. Ông cho rằng khả năng cao nhất là BOJ sẽ có đợt tăng lãi suất tiếp theo trong mùa hè năm nay, sau đợt tăng gần đây nhất vào tháng 1.
Theo vị chuyên gia, hiện hiệu ứng của đợt nâng lãi suất vừa rồi vẫn còn chưa rõ ràng, nên BOJ sẽ không vội có động thái tiếp theo. Kết quả của shunto sẽ không thúc đẩy BOJ “tăng lãi suất nhanh tới mức không có thời gian tạm nghỉ nào”, ông nói.
Sau một thời gian tăng mạnh, đồng yên Nhật đã chững lại trong tuần vừa rồi. Phiên ngày thứ Sáu tại thị trường New York, đồng USD tăng giá gần 0,5% so với yên, đạt 148,5 yên đổi 1 USD. Cả tuần, USD tăng 0,3% so với yên. Vào đầu tuần trước, đồng yên đạt mức cao nhất 5 tháng so với USD, với dưới 146,6 yên đổi 1 USD.
Đến thời điểm hiện tại, BOJ có vẻ như đã đạt được mục tiêu tạo ra một vòng xoáy tăng lương - tăng giá. Ông Okumura tin rằng lạm phát ở Nhật sẽ duy trì trên mục tiêu 2% của BOJ nếu các công ty tiếp tục đạt được bước tiến trong việc tăng giá dịch vụ.
Nhưng dù cao nhất trong nhiều năm, tốc độ tăng lương ở Nhật hiện nay vẫn chưa đủ để bù tăng giá. Tốc độ lạm phát lõi ở Nhật trong tháng 1 là 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiền lương thực tế tháng 1 ở Nhật giảm 1,8% do mức tăng lương danh nghĩa thấp hơn tốc độ lạm phát - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2024.
Kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân ở Nhật năm nay là sự nối tiếp kết quả khả quan của năm ngoái. Năm 2024, đàm phán tại các doanh nghiệp lớn cho kết quả tăng lương 5,28%, cao nhất 33 năm và đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1991 vượt mức 5%.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Tiền lương ở Nhật tăng mạnh nhất 34 năm, BOJ rộng đường nâng lãi suất
Báo: vneconomy
Ngày: 19/03/2025
Link đến bài gốc: https://vneconomy.vn/tien-luong-o-nhat-tang-manh-nhat-34-nam-boj-rong-duong-nang-lai-suat.htm
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

iên minh công đoàn lớn nhất ở Nhật Bản cho biết các công đoàn thành viên đã giành được mức tăng lương bình quân 5,46% từ tháng 4 năm nay, đánh dấu năm tăng lương mạnh nhất hơn 3 thập kỷ ở nước này và nối tiếp đà tăng mạnh của năm ngoái. Kết quả này được công bố ngay trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dự kiến diễn ra trong tuần này.
Các công đoàn và giới chủ sử dụng lao động ở Nhật Bản tiến hành đàm phán tiền lương vào mùa xuân hàng năm, để mức lương mới được áp dụng từ tháng 4 - thời điểm bắt đầu năm tài khóa mới. Cuộc đàm phán hàng tiền lương hàng năm, còn gọi là shunto, đã kết thúc tại các công ty lớn ở Nhật vào tuần vừa rồi, với kết quả đạt được cao hơn so với mức tăng lương của năm 2024.
Theo tờ báo Nhật Bản Nikkei, liên minh công đoàn Rengo hôm thứ Sáu cho biết hai tập đoàn Toyota và Hitachi đáp ứng hoàn toàn yêu cầu tăng lương của người lao động, đưa mức lương lên cao kỷ lục. Một số doanh nghiệp lớn khác như Nissan và Sharp không đáp ứng hết yêu cầu tăng lương, nhưng vẫn nâng lương cho người lao động.
Rengo - liên minh nghiệp đoàn có khoảng 7 triệu người lao động - cho biết kết quả ban đầu của cuộc đàm phán tiền lương tại các công ty lớn mà 760 công đoàn thành viên đạt được trong cuộc đàm phán năm nay cao hơn 0,18 điểm phần trăm so với mức tăng 5,28% đạt được vào năm ngoái.
Cùng với đó, đàm phán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại mức tăng lương bình quân 5,09%, tăng 0,67 điểm phần trăm so với năm ngoái.
“Kết quả ngày hôm nay là điểm khởi đầu cho việc thiết lập một giai đoạn mới. Chúng tôi tin là thời khắc thực sự quan trọng còn đang ở phía trước. Chúng ta cần thừa nhận việc hiển nhiên phải có một xã hội mà ở đó, tiền lương tăng để cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người, gồm cả người lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ và những nơi làm việc không có tổ chức công đoàn”, Chủ tịch Tomoko Yoshino của Rengo nhấn mạnh.
Ông Yoshino cho biết cuộc đàm phán tiền lương năm nay đã làm sâu sắc thêm nhận thức rằng việc tăng đầu tư vào vốn liếng con người là “điều không thể thiếu cho sự tăng trưởng bền vững của của doanh nghiệp và cho việc cải thiện năng suất của Nhật Bản nói chung”. Ông nói thêm rằng kết quả của cuộc đàm phán năm nay “giữ vai trò quan trọng cho việc tăng lương bền vững trong năm tới và xa hơn nữa”.
Mức tăng bình quân của tiền lương mà 3.000 công đoàn thành viên của Rengo đưa ra cho giới chủ trong cuộc đàm phán năm nay là 6,09%, tăng 0,24 điểm phần trăm so với năm ngoái, đánh dấu lần đầu tiên vượt mức 6% kể từ năm 1993. Mức tăng lương 5,46% đạt được tại các công ty lớn là mạnh nhất kể từ năm 1991.
Giới phân tích nhận định kết quả khả quan của shunto năm nay cho thấy nền kinh tế Nhật đang dần hồi sinh sau “thập kỷ mất mát” - thời kỳ tăng trưởng thấp kéo dài.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 18-19/3, tức ngày thứ Ba và thứ Tư tuần này. Theo dự báo, BOJ sẽ không thay đổi lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5% trong lần họp này, sau 3 lần tăng kể từ tháng 3 năm ngoái.
Chiến lược gia Ataru Okumura của công ty SMBC Nikko Securities nói rằng khả năng BOJ tăng lãi suất dựa trên kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân trong lần họp này “về cơ bản là gần bằng 0”. Ông cho rằng khả năng cao nhất là BOJ sẽ có đợt tăng lãi suất tiếp theo trong mùa hè năm nay, sau đợt tăng gần đây nhất vào tháng 1.
Theo vị chuyên gia, hiện hiệu ứng của đợt nâng lãi suất vừa rồi vẫn còn chưa rõ ràng, nên BOJ sẽ không vội có động thái tiếp theo. Kết quả của shunto sẽ không thúc đẩy BOJ “tăng lãi suất nhanh tới mức không có thời gian tạm nghỉ nào”, ông nói.
Sau một thời gian tăng mạnh, đồng yên Nhật đã chững lại trong tuần vừa rồi. Phiên ngày thứ Sáu tại thị trường New York, đồng USD tăng giá gần 0,5% so với yên, đạt 148,5 yên đổi 1 USD. Cả tuần, USD tăng 0,3% so với yên. Vào đầu tuần trước, đồng yên đạt mức cao nhất 5 tháng so với USD, với dưới 146,6 yên đổi 1 USD.
Đến thời điểm hiện tại, BOJ có vẻ như đã đạt được mục tiêu tạo ra một vòng xoáy tăng lương - tăng giá. Ông Okumura tin rằng lạm phát ở Nhật sẽ duy trì trên mục tiêu 2% của BOJ nếu các công ty tiếp tục đạt được bước tiến trong việc tăng giá dịch vụ.
Nhưng dù cao nhất trong nhiều năm, tốc độ tăng lương ở Nhật hiện nay vẫn chưa đủ để bù tăng giá. Tốc độ lạm phát lõi ở Nhật trong tháng 1 là 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiền lương thực tế tháng 1 ở Nhật giảm 1,8% do mức tăng lương danh nghĩa thấp hơn tốc độ lạm phát - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2024.
Kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân ở Nhật năm nay là sự nối tiếp kết quả khả quan của năm ngoái. Năm 2024, đàm phán tại các doanh nghiệp lớn cho kết quả tăng lương 5,28%, cao nhất 33 năm và đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1991 vượt mức 5%.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Tiền lương ở Nhật tăng mạnh nhất 34 năm, BOJ rộng đường nâng lãi suất
Báo: vneconomy
Ngày: 19/03/2025
Link đến bài gốc: https://vneconomy.vn/tien-luong-o-nhat-tang-manh-nhat-34-nam-boj-rong-duong-nang-lai-suat.htm
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban
.jpg)
Kinhtedothi - Theo dữ liệu công bố vào thứ Sáu, số người nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng nhanh gấp đôi so với dự đoán của chính phủ, đạt mức kỷ lục 3,77 triệu người vào năm ngoái, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt đỉnh.
Tình trạng gia tăng này đến từ việc ngày càng nhiều lao động có tay nghề từ Nam Á và Đông Nam Á đến “đất nước mặt trời mọc” làm việc.
Theo Cơ quan Dịch vụ Di trú Nhật Bản, số cư dân nước ngoài đã tăng khoảng 358.000 người, tương đương 10,5% chỉ trong một năm, nâng tổng số lên gần 1 triệu người trong ba năm qua.
Trước đây, Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Quốc gia Nhật Bản dự báo lượng người di cư hàng năm vào Nhật Bản sẽ vào khoảng 165.000 người, với tỷ lệ cư dân nước ngoài dự kiến vượt 10% tổng dân số vào năm 2067. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng hiện tại và tỷ lệ sinh giảm mạnh hơn dự kiến, mốc này có thể đạt được sớm hơn nhiều.

Số lượng người nước ngoài tại Nhật Bản đạt kỷ lục. Ảnh: The Japan Times
Tăng trưởng chủ yếu nhờ vào lao động nhập cư
Phần lớn sự gia tăng dân số nước ngoài đến từ nhóm lao động nhập cư. Số người có thị thực lao động có tay nghề cụ thể đã tăng 36,5% so với năm trước, trong khi số lao động có tay nghề cao tăng 19,8%.
Liên quan đến quốc tịch, các cộng đồng đến từ Nam Á và Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đáng chú ý, số cư dân đến từ Nepal tăng 57.000 người, từ Myanmar tăng 55,5%, trong khi Sri Lanka và Indonesia lần lượt tăng 35,2% và 34%.
Một số chuyên gia từng dự đoán đồng yên yếu có thể khiến Nhật Bản kém hấp dẫn với lao động nước ngoài do mức lương quy đổi sang ngoại tệ giảm giá trị. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng đã khiến các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào lao động nhập cư.
Bài đọc thêm: Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi, duy trì triển vọng tăng lãi suất
Các ngành như xây dựng, chăm sóc điều dưỡng và sản xuất - nơi có tỷ lệ việc làm cao hơn số lượng ứng viên - đang tích cực tuyển dụng lao động nước ngoài hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng lao động nước ngoài trong các vị trí quản lý và lãnh đạo. Chính phủ đã mở rộng phạm vi các ngành nghề thuộc diện tình trạng cư trú lao động có tay nghề loại 2, cho phép gia hạn thị thực vô thời hạn. Nhờ đó, số cư dân thuộc diện này đã tăng hơn 20 lần, đạt 832 người vào năm ngoái.
Những yếu tố thúc đẩy làn sóng nhập cư
Bên cạnh nhu cầu lao động tại Nhật Bản, hoàn cảnh kinh tế tại các quốc gia xuất xứ cũng góp phần thúc đẩy làn sóng nhập cư.
Khi nền kinh tế ở các quốc gia châu Á mới nổi phát triển mạnh mẽ, ngày càng có nhiều người theo đuổi giáo dục đại học. Tuy nhiên, số lượng việc làm tương xứng với trình độ học vấn tại các quốc gia này vẫn còn hạn chế, khiến nhiều lao động có tay nghề tìm đến Nhật Bản.
Dù Trung Đông, Singapore và Malaysia cũng là những điểm đến phổ biến, nhưng Nhật Bản ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ các chính sách thu hút lao động nước ngoài, chẳng hạn như chương trình thị thực lao động có tay nghề cụ thể.
Nhằm hỗ trợ nhóm dân số này, chính quyền Nhật Bản đã mở rộng hệ thống dịch vụ hỗ trợ công dân nước ngoài. Đến năm tài chính 2023, số lượng trung tâm tư vấn một cửa dành cho người nhập cư đã tăng lên 261 trung tâm, so với 139 trung tâm vào năm 2019. Bên cạnh đó, số lượng tổ chức giáo dục tiếng Nhật cũng tăng 20% trong vòng 5 năm, đạt 2.727 cơ sở.
Dù vậy, theo Giáo sư Keizo Yamawaki của Đại học Meiji, chính sách hội nhập tại Nhật Bản vẫn còn nhiều thách thức:
"Các trung tâm tư vấn vẫn còn thiếu nhân sự có chuyên môn. Hơn nữa, vì chính quyền địa phương tự quyết định chương trình giảng dạy và tài liệu cho các lớp học tiếng Nhật, nên có nhiều sự khác biệt giữa các khu vực."
Ông cũng nhấn mạnh chính phủ cần hành động nhanh chóng để xây dựng một xã hội đa văn hóa và gắn kết hơn, bao gồm soạn thảo luật phù hợp và đảm bảo ngân sách hỗ trợ.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Số lượng người nước ngoài tại Nhật Bản đạt kỷ lục
Báo: kinhtedothi
Ngày: 17/03/2025
Link đến bài gốc: https://kinhtedothi.vn/so-luong-nguoi-nuoc-ngoai-tai-nhat-ban-dat-ky-luc.html
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

Ngày 12/3, các công ty tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương mạnh trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng đối với các hộ gia đình, trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tiếp tục theo dõi thị trường để tìm dấu hiệu tăng lãi suất.
Mỗi mùa Xuân, các công đoàn và ban quản lý doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận được gọi là “shunto” để thiết lập mức lương tháng trước khi năm tài chính mới của Nhật Bản bắt đầu vào tháng Tư. Theo Hội đồng Công đoàn Công nhân luyện kim Nhật Bản (JCM), một liên minh các công đoàn trong ngành sản xuất, hầu hết các tổ chức thành viên đều đạt được mức tăng lương gần bằng năm trước.
Trong số 53 công đoàn lao động lớn thuộc JCM, trong đó có Toyota Motor và Hitachi, 50 công đoàn đã nhận được phản hồi tính đến chiều 12/3. Mức tăng lương cơ bản trung bình tính đến ngày 12/3, không bao gồm mức tăng lương thường xuyên, là 14.566 yen (khoảng 98 USD) tương đương 99,5% mức của năm trước.
Toyota Motor thông báo rằng họ đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công đoàn. Công đoàn Công nhân Toyota Motor đã yêu cầu khoản tiền thưởng tương đương với 7,6 tháng lương, tương tự như yêu cầu của năm ngoái, là mức cao nhất kể từ năm 1999. Công đoàn cũng đã đưa ra các yêu cầu cụ thể từ tăng 9.950 - 24.450 yen lương hàng tháng cho từng loại công việc. Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản dự đoán lợi nhuận ròng sẽ giảm 9% so với cùng kỳ năm trước trong năm tài chính kết thúc vào tháng Ba. Toyota dự định đưa ra cách phân bổ mức tăng lương phản ánh hiệu suất làm việc của từng nhân viên và xem xét lại hệ thống nhân sự đối với đội ngũ kỹ thuật.
Theo Rengo - Liên đoàn Công đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản, nhu cầu tăng lương từ các công đoàn Nhật Bản rất mạnh mẽ. Tuần trước, Rengo cho biết, các yêu cầu được khoảng 3.000 công đoàn trực thuộc Rengo đệ trình có mức tăng trung bình 6,09%, tăng 0,24 điểm phần trăm so với năm trước và lần đầu tiên vượt mốc 6% kể từ năm 1993.
Làn sóng tăng lương liên tục diễn ra trong bối cảnh lạm phát gia tăng, chủ yếu do giá thực phẩm và năng lượng. Theo số liệu thống kê của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản đã tăng lên 4,0% vào tháng 1/2025, đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2023. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, tăng 3,2%.
Nhà kinh tế trưởng tại Mitsubishi UFJ Research & Consulting, Shinichiro Kobayashi, cho biết: “Do chi phí tăng lương cũng sẽ thúc đẩy lạm phát nên chu kỳ lành mạnh của phân phối tiền lương và tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục và phát huy hiệu quả”.
Đây sẽ là một lý do nữa khiến BoJ tìm kiếm lãi suất ở “mức trung lập”, mà phần lớn thị trường tin rằng ít nhất là 1%. Lãi suất chính sách hiện tại là 0,5%. Điều này cũng đưa Nhật Bản vào đúng lộ trình chấm dứt nới lỏng tiền tệ kéo dài, vốn được thực hiện trong thời kỳ giảm phát của đất nước dẫn đến giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp được gọi là “những thập kỷ mất mát”.
Cuộc họp chính sách tiếp theo của BoJ dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/3.
Chuyên gia Kobayashi cho biết, kết quả của “shunto” khó có thể buộc BoJ phải đưa ra quyết định tăng lãi suất mới và suy đoán rằng quyết định này có thể được đưa ra vào mùa Hè.
Trong khi đó, một số nhà kinh tế đã nêu lên mối lo ngại rằng mức tăng lương hiện tại có thể không đủ để bù đắp lạm phát, có khả năng gây ra sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng.
Theo nhà kinh tế trưởng Saisuke Sakai tại Viện nghiên cứu Mizuho: “Giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ đáng báo động. Mặc dù tăng lương là một diễn biến tích cực, nhưng chi phí hàng hóa đang tăng thậm chí còn nhanh hơn”. Ông cho biết, với mức giá hàng hóa cao kìm hãm mức tăng trưởng tiền lương thực tế, lạm phát sẽ tiếp tục cản trở sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.
Chuyên gia Sakai Sakai cũng cho rằng cái gọi là “Trumpcession” (lo ngại rằng các mức thuế doTổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt có thể làm chậm lại nền kinh tế nước này) có thể chỉ có tác động hạn chế đối với nền kinh tế Nhật Bản. Nhà phân tích này cho rằng, GDP của Mỹ có khả năng suy thoái tối đa là khoảng 0,5%, và nói thêm rằng thị trường có thể đang “đánh giá thấp tình trạng tăng trưởng của Mỹ”.
Một mối quan ngại khác là liệu các đợt tăng lương tại các tập đoàn lớn có lan tỏa đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn chiếm hơn 99% tổng số công ty và khoảng 70% lực lượng lao động tại Nhật Bản - hay không. Nền kinh tế già hóa có khả năng tăng trưởng hạn chế trong thị trường lao động, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ buộc phải trả lương cao hơn hoặc sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút lao động.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Các doanh nghiệp Nhật tăng lương mạnh khi lạm phát gia tăng
Báo: bnews
Ngày: 14/03/2025
Link đến bài gốc: https://bnews.vn/cac-doanh-nghiep-nhat-tang-luong-manh-khi-lam-phat-gia-tang/366002.html#google_vignette
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

Tokyo là nơi giao thoa giữa truyền thống và đương đại, với các di tích lịch sử, đền đài, cùng với nhiều khu thương mại sầm uất. Tokyo còn có vô vàn công viên xanh mát cùng nền ẩm thực đa dạng. Vì vậy trong hành trình khám phá đất nước mặt trời mọc của mình, dường như chẳng du khách nào có thể bỏ quên Tokyo.

Một khu phố sầm uất cho tín đồ thích mua sắm ở Tokyo. Ảnh: Tuệ Nhi.

Tokyo ngày nay là trung tâm hành chính của Nhật Bản và cũng là một trong những trung tâm hành chính lớn của thế giới. Ảnh: Tuệ Nhi.
Là thủ đô của Nhật Bản và là 1 trong 47 tỉnh thuộc vùng Kanto của Nhật Bản, Tokyo được chia thành thành những khu đặc biệt nằm phần lớn ở phía đông và vùng Tama chạy dọc về hướng tây. Xa xưa kinh đô Tokyo có tên là Edo(nghĩa là cửa sông) và nó được đổi tên thành Tokyo khi trở thành kinh đô của vương triều vào năm 1869 cho đến ngày 1-5-1889 thành phố Tokyo chính thức được thành lập.

Đường phố xanh, sạch và đẹp. Ảnh: Tuệ Nhi.

Hàng cây ngân hạnh nổi tiếng lá đang chuyển vàng rực rỡ. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo ngày nay là trung tâm hành chính của Nhật Bản và cũng là một trong những trung tâm hành chính lớn của thế giới.
Dạo quanh một vòng Tokyo, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ xa hoa của các khu đô thị sầm uất, nhưng đồng thời cũng có thể cảm nhận sâu sắc những nét văn hóa đặc trưng nhất của xứ sở hoa anh đào. Nhất là về đêm, thành phố này trở nên lung bởi ánh sáng từ đường phố, từ những trung tâm thương sầm uất với vô vàn cửa hiệu và cả từ những ngôi nhà chọc trời.

Một ngã tư nổi tiếng về lượng người đi bộ qua đây. Ảnh: Tuệ Nhi.

Tokyo còn nổi tiếng với tháp Tokyo Skytree, công trình cao thứ 2 tại Nhật Bản (332,9m) và được coi biểu tượng của đất nước này. Ảnh: Tuệ Nhi.
Ghé Tokyo bạn cũng sẽ thấy hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường bộ và đường hàng không ở đây phát triển hiện đại. Giao thông công cộng ở Tokyo chủ yếu là hệ thống xe lửa và tàu điện ngầm.

Du khách vô cùng thích thú khi thưởng thức món bò Wagyu nổi tiếng của Nhật Bản. Ảnh: CTV

Một góc Tokyo qua cửa sổ nhà hàng. Ảnh: Tuệ Nhi.
Đường phố ở đây vô cùng xanh, sạch và đẹp. Nhất là tiết trời thu chuyển đông, những hàng cây chạy dọc các tuyến đường lá đều chuyển màu vàng hoặc màu đỏ rất rực rỡ. Thời điểm chúng tôi ghé Tokyo vào trung tuần tháng 11, những hàng cây hạnh ngân nổi tiếng ở đây có nhiều cây lá đã chuyển màu vàng nhưng cũng có cây còn giữ nguyên màu xanh. Theo người dân địa phương do nền nhiệt độ cao nên có tình trạng như vậy.

Đường phố ở Tokyo khá yên tĩnh. Tuệ Nhi.

Một quán Coffee nhỏ nhưng rất thú vị. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo cũng có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Nhiều trường danh giá nhất Nhật Bản nằm ở thành phố này như: Đại học Tokyo, Đại học Hitotsubashi, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Waseda và Đại học Keio.

Rực rỡ về đêm. Ảnh: Tuệ Nhi

Một tiết mục độc đáo dành cho du khách tại một nhà hàng. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, khí hậu ôn đới gió mùa với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè nóng ẩm và mùa đông ôn hòa đến mát mẻ, thỉnh thoảng có đợt lạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Tokyo rơi vào khoảng 5°C đến 27°C. Tuyết ở Tokyo thường rơi vào tháng 1 và tháng 2. Tháng 8 là tháng ấm nhất nhiệt độ trung bình khoảng 26°C. Từ tháng 12 đến tháng 2 thời tiết khá lạnh khoảng 5°C.

Hiện đại đan xen truyền thống ở Tokyo. Ảnh: Tuệ Nhi.

Một phương tiện khiến du khách thích thú trải nghiệm. Ảnh: Tuệ Nhi.
Đối với tín đồ đam mê ăn uống, Tokyo được coi là thiên đường ẩm thực. Đến đây bạn sẽ được thưởng thức các món ăn từ bình dân cho đến các món ăn cao cấp. Theo người dân địa phương Sushi – món ăn truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản mà cả thế giới biết đến có xuất xứ từ thành phố này. Đặc biệt, bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn đường phố ngon tại khu vực ga xe lửa, dưới tầng hầm hoặc đến Honoji.

Ẩm thực ở Tokyo phong phú. Ảnh: Tuệ Nhi.

Một cửa hàng bánh nổi tiếng. Ảnh: Tuệ Nhi.
Còn đối với tín đồ mua sắm, Tokyo sẽ làm bạn hài lòng với những khu phố sầm uất cùng những món đồ từ bình dân giá rẻ đến những loại mặt hàng cao cấp của những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Vịnh ODaiba nổi tiếng. Ảnh: Tuệ Nhi.

Đây là một hòn đảo nhân tạo lớn, rất phát triển, đông đúc và là niềm tự hào của người dân Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo còn nổi tiếng với tháp Tokyo Skytree, công trình cao thứ 2 tại Nhật Bản (332,9m) và được coi biểu tượng của đất nước này. Tháp có đài quan sát toàn thành phố nằm trên đỉnh tháp kết hợp trung tâm thương mại, nhà hàng… nằm tại quận Sumida Tokyo. Phía dưới tháp Tokyo Skytree là khu vực Tokyo Solamachi, một trung tâm thương mại với hơn 300 cửa hàng được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé qua.

Những con đường tuyệt đẹp tại đảo. Ảnh: Tuệ Nhi.

Vô vàn góc sống ảo tại hòn đảo này. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo có một điểm đến khiến du khách không thể bỏ qua là ngã tư Shibuya. Ngã tư này được biết đến với biệt danh là giao lộ đi bộ bận rộn bậc nhất trên thế giới. Theo người dân địa phương, cao điểm có tới khoảng 3.000 người qua đường cùng một lúc.
Tokyo còn có Đền Sensoji nằm ở Asakusa. Với lịch sử hơn 1300 năm, đây là một trong những ngôi đền nổi tiếng và lâu đời ở thành phố này. Diện tích của ngôi đền khá rộng nên bạn có thể ghé từng địa điểm trong đền.

Tokyo còn có Đền Sensoji nổi tiếng nằm ở Asakusa. Ảnh: Tuệ Nhi.

Với lịch sử hơn 1300 năm, đây là một trong những ngôi đền nổi tiếng và lâu đời ở thành phố này. Ảnh: Tuệ Nhi.
Đến Tokyo, bạn nhất định phải ghé Đảo nhân tạo Odaiba, hòn đảo giữa lòng vịnh Tokyo. Đây là công trình được xây dựng từ thời Edo và là một trong những niềm tự hào lớn của người Nhật Bản. Được xây dựng vào năm 1850 và được mở rộng trở thành bến cảng. Đến nay, đảo Odaiba đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành khu thương mại, giải trí lớn với dân số đông đúc và thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm.

Tokyo là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Nhật Bản của bạn. Ảnh: Tuệ Nhi.

Tokyo có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, khí hậu ôn đới gió mùa với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Ảnh: Tuệ Nhi.
Trong hành trình khám phá Nhật Bản, chúng tôi cũng được ghé Đảo Odaiba. Odaiba rộng rãi cùng với những cung đường được thiết kế để bạn thoải mái đi bộ, ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành. Khu vực đảo cũng là nơi tập trung nhiều trung tâm thương mại, công viên, khu mua sắm, nhà hàng, những điểm check-in sống ảo vô cùng ấn tượng.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Nhật Bản thông qua cơ chế mới thay thế chương trình thực tập sinh quốc tế
Báo: baomoi
Ngày: 13/03/2025
Link đến bài gốc: https://baomoi.com/kham-pha-tokyo-linh-hon-trai-tim-cua-dat-nuoc-nhat-ban-c51695725.epi
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban