11/03/2024
KINH NGHIỆM SỐNG KHI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN -VĂN HÓA NHẬT BẢN

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc sắc và phong phú, trong đó không thể không kể đến văn hóa chào hỏi ở Nhật. Văn hóa chào hỏi luôn được chú ý đầu tiên khi nói đến đất nước này, do đó, nếu là một thực tập sinh đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản các bạn cần tìm hiểu và chú ý để học tập khi giao tiếp.

Tùy theo mối quan hệ mà sẽ có cách cúi chào khác nhau thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Nếu đang tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, chắc chắn vai trò của các bạn là thực tập sinh, người lao động cấp dưới, do đó để tạo thiện cảm với người Nhật trước hết bạn phải thể hiện mình là một người có hiểu biết và tôn trọng văn hóa của họ thông qua cách chào hỏi và cư xử. 

Nếu như trong văn hóa phương Tây, người ta thường bắt tay khi chào hỏi thì Nhật Bản lại rất kiêng kỵ chạm vào cơ thể đối phương, thay vào đó họ cúi gập người thể hiện sự tôn trọng và thay cho câu chào hỏi. Tùy vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp mà người Nhật có các kiểu cúi đầu khác nhau, nhưng có một nguyên tắc chung đó là “người cấp dưới” luôn phải chào “người cấp trên” trước; người nhỏ tuổi, trẻ tuổi sẽ chào hỏi người lớn tuổi hơn; đàn ông luôn được phụ nữ chào trước khi gặp mặt; học sinh phải chào thầy giáo trước;....Xét cho cùng thì văn hóa chào hỏi theo cấp bậc cũng khá giống với Việt Nam, vì chúng đều thể hiện sự tôn trọng giữa con người với nhau. Đây cũng là nét chung trong văn hóa của hầu hết các nước trên thế giới.

Nói dễ không dễ - nói khó không khó, tuy nhiên, để chào hỏi đúng chừng mực và thể hiện được thái độ lịch sự thì đòi hỏi các bạn thực tập sinh phải tìm hiểu và học hỏi các động tác chào, hành động chào,... 

Động tác cúi đầu chào của Nhật Bản tưởng chừng đơn giản nhưng nó cũng có kỹ thuật hẳn hoi. Đó là khi cúi chào chúng ta luôn phải giữ cho lưng thật thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu, nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nửa thân dưới vẫn phải theo một đường thẳng, không được cong về phía sau.

Đối với nam thì hai tay đặt dọc theo thân, còn với nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Mắt luôn hướng xuống khi ta thực hiện động tác cúi đầu, và càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng của chúng ta với người đối diện. Một điều thú vị đó là, hành động cúi đầu này không những dùng khi chào hỏi mà còn được dùng để tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi, người Nhật gọi đó là hành động Ojigi.

Ngoài ra, người Nhật còn phân chia hành động chào hỏi theo sắc thái trang trọng khác nhau, thường sẽ có 3 kiểu chào hỏi:

1. Kiểu Eshaku (会釈) hay là kiểu khẽ cúi chào

Đây là kiểu Ojigi dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Ở kiểu này, thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông. Eshaku cũng là điệu chào đơn giản nhất và được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật vì họ chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào.

2. Kiểu chào Keirei (敬礼) là kiểu cúi chào bình thường.

So với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là Ojigi dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn…. Khi thực hiện kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Trong trường hợp bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.

3. Kiểu Saikeirei (最敬礼) là kiểu thay cho những lời chào trang trọng nhất

Kiểu chào này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật thường dùng Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản. Dễ nhận thấy là mức độ trang trọng của lời chào thì tỷ lệ thuận với độ cúi người, vậy các bạn thử đoán xem trong Saikeirei thì người dân nước mặt trời mọc sẽ cúi xuống khoảng bao nhiêu độ? Không khó để đoán ra đúng không? Và câu trả lời là họ sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu.

Chào hỏi là một nghi thức không thể thiếu trong giao tiếp hằng ngày ở Nhật Bản, tưởng chừng như nó rất đơn giản nhưng lại không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu chịu khó học hỏi khi sinh sống và làm việc ở Nhật Bản, thì chắc các bạn thực tập sinh chúng ta sẽ làm được thôi, vì thực tập sinh Việt Nam rất thông minh mà phải không. 

Vậy nếu bạn đang có một dự định xuất khẩu lao động sang Nhật Bản để làm việc hay sinh sống thì hãy học cách chào hỏi theo văn hóa người Nhật để tạo thiện cảm với họ trước, đồng thời thể hiện bạn là một người có hiểu biết và tôn trọng văn hóa của họ thông qua cách chào hỏi và cư xử.

11/03/2024
CÁC TIPS ĐỐI PHÓ VỚI HỘI CHỨNG BURNOUT KHI LÀM VIỆC

Bạn có bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và thiếu động lực khi làm việc? Bạn có thường xuyên đau đầu, mất ngủ và ốm vặt? Bạn có cảm thấy mình không còn quan tâm đến công việc, đồng nghiệp và khách hàng? Nếu câu trả lời là có, có thể bạn đang bị burnout - một hội chứng nghề nghiệp do căng thẳng kéo dài và không được quản lý tốt.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), burnout là một hội chứng – một hiện tượng nghề nghiệp. Do căng thẳng ở nơi làm việc kéo dài, mà không được quản lý tốt

Burnout xảy ra khi bạn cảm thấy quá tải và không thể đáp ứng mọi kỳ vọng. Nếu tình trạng này tiếp tục, nó khiến bạn mất hứng thú và không còn động lực để tiếp tục. Burnout làm giảm năng suất và khiến năng lượng của bạn bị cạn kiệt. Bạn cảm thấy ngày càng bất lực, vô vọng, thô lỗ và trở nên cáu gắt. Cuối cùng, bạn có thể cảm thấy như bạn không còn gì để cho đi nữa.

Những tác động tiêu cực của sự kiệt sức ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ việc chăm lo cuộc sống gia đình cho đến các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Kiệt sức lâu dài còn ảnh hưởng không chỉ về sức khỏe tâm thần mà còn có thể chất nữa. Do đó, bạn cần tìm cách để đối mặt và vượt qua tình trạng này. Hãy cùng Vietseiko tìm hiểu về hội chứng này qua bài viết dưới đây nhé:

Dấu hiệu và triệu chứng của burnout

Burnout là một quá trình xảy ra từ từ. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu rất khó nhận ra nhưng dần dần, chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Những người bị kiệt sức nghề nghiệp thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

Về thể chất: Thường xuyên đau cơ, đau đầu, cảm thấy không có sức lực, mệt mỏi, rã rời trong thời gian làm việc, thay đổi thói quen ăn uống (ăn quá nhiều hoặc biếng ăn), suy giảm chất lượng giấc ngủ, hay ốm vì sức đề kháng yếu đi.

Về cảm xúc: Luôn cảm thấy mình là người thất bại, nghi ngờ năng lực của bản thân, cảm thấy cô độc, cả thế giới như đang chống lại mình, mất động lực làm việc, giảm sự hài lòng và cảm giác hoàn thành công việc.

Về hành vi: Trốn tránh trách nhiệm, cô lập bản thân khỏi người khác, chần chừ, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc, trút giận lên người khác, đối đầu với áp lực bằng đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích.

Cách phòng ngừa và khắc phục burnout

Để không để cho burnout ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn, bạn cần phải có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:

  1. Nhìn công việc một cách tích cực hơn:

Bạn hãy nhớ lại những lý do mà bạn chọn công việc này, những điều mà bạn yêu thích và những giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng, đồng nghiệp và xã hội. Bạn cũng nên đặt ra những mục tiêu rõ ràng, có ý nghĩa và có thể đo lường được để có thể theo dõi tiến trình và đánh giá kết quả của mình. Hãy tự thưởng cho bản thân những thành tựu nhỏ nhất, như hoàn thành một dự án, nhận được một lời khen, hay giải quyết được một vấn đề khó khăn.

( Nhìn công việc một cách tích cực giúp bạn giải quyết được các vấn đề khó khăn )

 

  1. Theo dõi deadline hợp lý

Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng làm ngoài giờ và hy sinh cuối tuần cho công việc chính là “deadline dí”. Trong trường hợp này, bạn cần học cách kiểm soát deadline, đừng để “nước đến chân mới nhảy”. Bạn nên chia công việc, mục tiêu thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và rải đều chúng trong các ngày trong tuần. Tuyệt đối đừng để dồn đọng vì khi làm gấp gáp, bạn vừa mệt mà kết quả sai sót lại không điều chỉnh kịp thời.

( Theo dõi deadline để đạt hiệu suất công việc tốt hơn )

  1. Áp dụng chế độ làm việc hợp lý

Công thức làm việc hiệu quả không bắt đầu với tình trạng lao đầu vào đó từ sáng đến tối. Bạn cần cho não thời gian nghỉ ngơi phù hợp giữa giờ để phục hồi năng lượng tích cực. Chẳng hạn, sau 1 tiếng làm việc trước máy tính, bạn hãy nghỉ ngơi 5 – 10 phút, hoặc với công việc nhẹ nhàng hơn là sau 2 – 3 tiếng.

( Áp dụng thời gian làm việc hợp lý để phục hồi năng lượng tích cực )

  1. Tích cực kết bạn nơi công sở

Bạn không nên cô lập bản thân mà hãy tìm cách giao tiếp và hợp tác với những người đồng nghiệp có chung mục tiêu và tầm nhìn. Bạn cũng nên tận dụng những cơ hội để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, team building hay những buổi tiệc nhỏ để gắn kết và tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp trong công ty. Bạn sẽ cảm thấy mình không cô đơn mà có được sự ủng hộ và động viên từ những người xung quanh.

( Giao lưu, kết bạn với đồng nghiệp tạo cảm giác thoải mái nơi công sở )

 

  1. Dành thêm thời gian để thư giãn

Bạn không nên làm việc quá sức mà hãy biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Bạn nên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và làm những điều mình thích, như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, chơi game, du lịch, hay chăm sóc sức khỏe. Bạn cũng nên tận hưởng những khoảnh khắc bên gia đình, bạn bè và người thân, chia sẻ những nỗi buồn, niềm vui và nhận được sự quan tâm và yêu thương từ họ.

( Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý giúp bạn lấy lại tinh thần làm việc tích cực )

 

  1. Đánh giá lại các ưu tiên

Không thể phủ nhận rằng, burnout là một dấu hiệu cho thấy điều gì đó quan trọng trong cuộc sống của bạn không hoạt động. Dành thời gian để suy nghĩ về hy vọng, mục tiêu và ước mơ của bạn.

Bạn đang bỏ bê một cái gì đó thực sự quan trọng với chính mình? Đây có thể là một cơ hội để khám phá lại những gì thực sự khiến bạn hạnh phúc. Và sống chậm lại, cho bản thân thời gian để nghỉ ngơi, suy ngẫm và chữa lành.

 

Trên đây là 6 tips cần có mà bạn có thể tham khảo. Đây là những bí quyết đòi hỏi  bạn phải kiên nhẫn, duy trì để khắc phục được tình trạng burnout khi làm việc. Hãy để những khoảng thời gian trong ngày trở nên có ý nghĩa, thay vì cống hiến trọn vẹn cho công việc nhưng lại chưa đảm bảo hiệu quả bạn nhé.

11/03/2024
ĐI LÀM NÊN CHỌN MÔI TRƯỜNG TỐT HAY SẾP TỐT ?

Trước khi chọn một môi trường làm việc tốt hay một sếp tốt, bạn cần xác định những gì bạn mong muốn, cần thiết và quan trọng nhất trong công việc của mình. Bạn cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng về công ty, vị trí và sếp mà bạn muốn làm việc. Bạn có thể tham khảo những nguồn thông tin như:

Website, báo cáo, tạp chí và bài báo về công ty.

Những đánh giá, nhận xét và phản hồi từ những người đã làm việc hoặc đang làm việc tại công ty.

Những buổi phỏng vấn, thử việc và gặp gỡ trực tiếp với sếp và đồng nghiệp.

Bạn cũng nên cân nhắc đến những yếu tố khác như mức lương, phúc lợi, thời gian làm việc, địa điểm làm việc và cơ hội thăng tiến. Bạn nên chọn một lựa chọn mà bạn cảm thấy hài lòng, thoải mái và hạnh phúc nhất.

Tuy nhiên việc lựa chọn giữa môi trường tốt hoặc là sếp tốt đều sẽ có những ưu điểm riêng của nó. Hãy cùng Vietseiko khám phá những lý do để giúp bạn có thể lựa chọn giữa môi trường tốt và sếp tốt nhé !

 

 

Ưu điểm của môi trường làm việc tốt

Một môi trường làm việc tốt mang đến cho nhân viên sự hứng khởi và làm động lực để nhân viên làm việc đạt năng suất và hiệu quả cao. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn đánh giá được môi trường này có thực sự tốt, phù hợp với bản thân của mình hay không.

(Một môi trường làm việc tốt giúp bạn tự tin, sáng tạo phát triển chuyên môn tốt hơn )

Cơ hội phát triển 

Môi trường làm việc lý tưởng không thể thiếu đi cơ hội phát triển cho nhân viên. Các doanh nghiệp cần có chương trình đào tạo thích hợp và lộ trình thăng tiến để các nhân viên biết mình có thể phát triển đến đâu. Cơ hội phát triển tốt sẽ khiến nhân viên muốn gắn bó lâu dài với công ty hơn.

 

Ghi nhận đóng góp, ý kiến của cá nhân

Nhân viên nào cũng muốn được cấp trên ghi nhận khi họ có đóng góp cho công ty. Người làm lãnh đạo cần biết khuyến khích, động viên và khen thưởng đúng lúc để nhân viên luôn hứng khởi và nhiệt tình với công việc. Đôi khi chỉ là một lời khen nho nhỏ, một sự khuyến khích nhẹ nhàng cũng đem lại động lực to lớn cho đội ngũ nhân viên công ty rồi.

 

Thoải mái và cởi mở

Thực ra người đi làm nào cũng mong muốn mình được làm việc trong một môi trường cởi mở và thoải mái. Sự nghiêm khắc và gò bó quá mức sẽ giết chết hứng khởi làm việc cũng như sức sáng tạo của con người. Vì vậy, một môi trường nơi mọi người hòa đồng, trò chuyện vui vẻ cộng với lãnh đạo tâm lý sẽ luôn khiến người ta yêu thích và không muốn rời đi!

 

Tinh thần tập thể

Sức mạnh tập thể là yếu tố vô cùng quan trọng trong môi trường làm việc. Người lãnh đạo phải để tạo nên được một tập thể đoàn kết, biết giúp đỡ và quan tâm nhau. Nếu chỉ đi một mình thì làm sao có thể đi xa? Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì phải phát huy được tinh thần tập thể, để cho mọi cá nhân đều hăng hái đóng góp cho công ty.

Ưu điểm của sếp tốt 

 

Mong muốn của người đi làm là hàng ngày được tiếp xúc với người xếp thông minh, tài giỏi. Đó sẽ là điều bạn thích nhất mỗi khi đi làm. Những người giỏi thực sự thường biết ghi nhận, lắng nghe và cổ vũ người giỏi hơn mình. Sếp chuyên môn có thể không giỏi hơn nhân viên nhưng họ hơn người ở chỗ biết sử dụng người giỏi hơn họ. Đừng an phận thủ thường hài lòng với một người sếp chỉ có mỗi ưu điểm tính cách dễ chịu. Dễ chịu nhưng mãi không thấy mình lớn lên bao nhiêu theo thời gian cũng chán. Tốt nhất là có sếp vừa có phong cách dễ chịu lại vừa giỏi.

(Môi trường làm việc có sếp tốt năng lực của bạn sẽ được phát huy tối đa)

Quản trị theo phong cách nhân trị

Họ có khả năng thấu hiểu, nhìn ra tiềm năng và biết đối nhân xử thế để phát huy năng lực của nhân viên. Đối với nhân viên giỏi và có cá tính mẫu sếp theo hướng nhân trị rất phù hợp để thu hút nhân tâm. Tôi thích mẫu người này tiếc rằng chả gặp được ai.

Sếp theo tư duy nhân trị không phải khi nào cũng có phong cách hiền triết. Về quản trị họ là nhân trị nhưng về tính cách có thể họ là người bộc trực thậm chí nhiều lúc nóng tính và độc đoán khi cần.

 

Biết truyền cảm hứng
Truyền cảm hứng là một kỹ năng rất quan trọng trong quản lý. Bản chất con người ta là thích khen, thích được khích lệ. Một câu khích lệ đúng lúc chả khác gì liều doping không mất tiền mua. Tất nhiên đã là doping thì không được dùng quá liều. Nếu không muốn xảy ra phản ứng phụ. Khả năng truyền cảm hứng đến từ sự tâm huyết, chân thành và tất nhiên dựa trên nền tảng tài năng chuyên môn.

 

 

Việc chọn một môi trường làm việc hay một người sếp tốt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa, đến khi bạn được làm việc, tiếp xúc, trải nghiệm bạn mới cảm nhận chúng một cách rõ ràng nhất. Bài viết mà Vietseiko mang đến cho các bạn về những ưu điểm khi chọn giữa môi trường làm việc hay sếp. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho quá trình làm việc của bạn.

11/03/2024
5 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH - TỔ CHỨC CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ

Mỗi người chúng ta đều được 24 giờ mỗi ngày và cách chúng ta phân chia thời gian này chính là kỹ năng lập kế hoạch. Quá trình này bắt đầu từ việc xác định mục tiêu hoặc công việc bạn muốn đạt được, dự kiến các nguồn lực cần thiết, thiết lập chiến lược để đạt được mục tiêu, và dự đoán các tình huống khó khăn có thể xảy ra. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn quan trọng đối với tổ chức và doanh nghiệp trong việc đặt ra chiến lược phát triển.

Làm mọi việc có kế hoạch mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tận dụng tốt nguồn lực, làm việc nhóm hiệu quả, dễ dàng theo dõi tiến độ công việc, quản lý thời gian hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là 5 bước quan trọng trong quá trình lập kế hoạch và tổ chức công việc:

Xác định 5W - 5 yếu tố chính:

  • Why (Tại sao): Xác định mục tiêu bạn muốn đạt được.
  • What (Đầu việc gì): Chia nhỏ công việc và sắp xếp thành sơ đồ nhánh cây.
  • Where (Nơi thực hiện): Dự kiến địa điểm thực hiện và chuẩn bị kinh phí nếu cần.
  • When (Thời gian): Đặt thời gian bắt đầu và kết thúc cho từng công việc.
  • Who (Ai chịu trách nhiệm): Phân công công việc một cách rõ ràng và cụ thể.

Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên:

  • Xác định thứ tự quan trọng của các công việc và ưu tiên thực hiện công việc quan trọng trước.

Cụ thể hóa tài liệu và công cụ hỗ trợ:

  • Chuẩn bị tài liệu và công cụ chi tiết để hỗ trợ công việc, bao gồm cả đánh giá nguồn lực và dự toán.

Thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc:

  • Cập nhật tiến độ định kỳ để đánh giá hiệu quả và chỉ đạo chiến lược theo kế hoạch.

Ứng biến linh hoạt các phương án dự phòng:

  • Dự đoán và chuẩn bị giải pháp cho các tình huống khó khăn có thể xảy ra để đảm bảo tiến trình diễn ra mượt mà.

Những bước này đòi hỏi kiên nhẫn và sự duy trì, nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn tận dụng thời gian một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu của mình.

11/03/2024
6 SAI LẦM PHỔ BIẾN CỦA SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG KHI ĐI XIN VIỆC

Việc chuyển từ môi trường học tập sang môi trường làm việc có thể là một hành trình thách thức đối với sinh viên mới ra trường. Trong bối cảnh xã hội cạnh tranh cao, khả năng nắm bắt cơ hội và thể hiện bản thân một cách xuất sắc là chìa khóa để mở ra những cánh cửa mới. Tuy nhiên, có không ít những những bạn sinh viên không may mắc phải những sai lầm phổ biến ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm công việc. Hãy cùng Vietseiko điểm qua 6 sai lầm phổ biến của sinh viên mới ra trường khi đi xin việc trong bài viết dưới đây nhé !

 

  1. CV kém chất lượng

CV là điểm gây ấn tượng đầu tiên về bản thân mình trong mắt nhà tuyển dụng, khi họ chưa gặp mặt, chưa biết bạn là ai nên chỉ có thể nhìn vào 1-2 trang giấy để đánh giá. Trong CV nên có các phần cần thiết như thông tin liên hệ, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích (nếu có) và thông tin người tham khảo. Trong đó, phần quan trọng nhất là kinh nghiệm và kỹ năng, sinh viên mới ra trường cần liệt kê chi tiết, nên có số liệu để chứng minh. Ngoài ra một điểm tối kỵ trong CV là lỗi chính tả, nếu các bạn ghi mình là người cẩn thận, tỉ mỉ mà trong CV bạn viết sai chính tả thì xem như bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

(CV kém chất lượng bạn sẽ bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng)

  1. Sinh viên mới ra trường thường không biết cách deal lương

Lương bổng đối với người đi làm thì rất quan trọng, ai cũng muốn được trả mức lương tương xứng với những gì mình làm được cho công ty. Vì thế, để xác định được mức lương của mình, bạn cần đặt ra câu hỏi mình làm được gì cho công ty đó ? Mức lương là sự dung hòa giữa năng lực và quy mô công ty.

(Deal lương theo năng lực bản thân)

  1. Nói dối về kinh nghiệm làm việc: sai lầm của sinh viên mới ra trường làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân

Các bạn sinh viên mới ra trường đều ý thức được rằng mình thiếu kinh nghiệm cần thiết trong quá trình xin việc. Vì vậy, các bạn cố gắng nêu “khống” một vài công việc trong quá khứ. Tuy nhiên, với một người tuyển dụng lâu năm thì HR nhìn vào có thể nhận biết được thông qua một số yếu tố: độ tuổi của bạn và kinh nghiệm làm việc không phù hợp, bạn không thể trả lời được các câu hỏi cơ bản liên quan đến công việc trước đây.

(Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra bạn nói sai sự thật trong CV)

  1. Kỹ năng phỏng vấn kém

Nhiều sinh viên mới ra trường chật vật rải CV rất nhiều chỗ mà không được đi phỏng vấn, vì thế, khi nhận được cuộc gọi hoặc email mời đi phỏng vấn, các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có cho mình một đoạn giới thiệu bản thân khoảng 1 phút để nêu ra những điểm mạnh và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Đồng thời, trong buổi phỏng vấn, các bạn phải giữ tinh thần thoải mái, không được rụt rè, nói chuyện lắp bắp. Vào cuối buổi phỏng vấn, bạn hãy thể hiện mình đang quan tâm tới công việc bằng cách đặt những câu hỏi liên quan đến công việc mà mình đang ứng tuyển. 

(Bạn hãy giữ tinh thần thoải mái khi phỏng vấn)

  1. Rải đơn nhầm chỗ

Trước khi bắt đầu ứng tuyển, các bạn cần xác định rõ mình thích làm gì, thích làm trong môi trường như thế nào, thích công ty lớn hay nhỏ, nhiều hay ít người, thích giờ giấc linh động hay cố định, thích lương cố định hay có hoa hồng,... Đây là điều cơ bản nhất bạn cần làm rõ để tránh mất thời gian giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Nếu bạn chưa xác định được mình thích gì mà chỉ nghĩ là “Cứ thử đã, làm gì có tiền là được, mình cần học hỏi kinh nghiệm mà” thì bạn sẽ không thoải mái khi làm điều mình không thích. Ngoài ra, chắc chắn bạn sẽ không phát huy được hết năng lực với một công việc mà mình không thích. Dẫn đến kết quả sau này khi bạn tìm việc khác thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ, nếu các bạn trả lời là do không thích, không hợp,... thì khả năng các bạn trúng tuyển sẽ rất thấp vì bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm và đánh giá cao sự gắn bó của ứng viên.

(Xác định cụ thể mục tiêu, công việc mình yêu thích để phát huy tối đa năng lực)

Những sai lầm này rất khó để khắc phục trong một thời gian ngắn, các bạn nên rèn luyện từng phần một mỗi ngày để cải thiện được những thiếu sót trong tương lai.

11/03/2024
BÍ MẬT CÁC CÂU CHÚC GIÁNG SINH BẰNG TIẾNG NHẬT CÓ THỂ BẠN SẼ CẦN

Khác với các nước trên thế giới 25/12 không phải là quốc lễ ở Nhật Bản mà thay vào đó họ sẽ đón Giáng sinh từ 23/12 vì đây là sinh thần của Thiên Hoàng nên không khí tưng bừng sẽ được kéo dài từ ngày 23 đến tới Giáng sinh.

Trên đường phố Nhật Bản vào những ngày Giáng sinh được trang trí rất lộng lẫy với các hình ảnh đặc trưng của Noel như cây thông, người tuyết và đặc biệt là ông già Noel kèm theo một số đồ trang trí khác. Ai ai gặp nhau cũng gửi những lời chúc mừng Giáng sinh bằng Tiếng Nhật thật ý nghĩa.

Một số nơi còn được trang trí cực kì công phu với hệ thống đèn vô cùng rực rỡ. Một loại bánh mà không thể thiếu vào Giáng sinh tại Nhật đó chính là “bánh gato dâu tây”. Loại bánh này thường được làm từ xốp, dâu tây và kem đánh bông.

(Bánh gato dâu tây một loại bánh đặc trưng của ngày lễ giáng sinh ở Nhật)

 

Đây cũng là dịp mà các món quà được quan tâm đến rất nhiều, người Nhật sẽ tỉ mỉ lựa chọn những món quà ý nghĩa nhất cho người thân trong gia đình hay bạn bè của mình.

Đối với văn hóa Nhật Bản thì đây là dịp lễ mà cha mẹ tặng quà cho con của họ, mà các bạn nhỏ thì không tặng quà cho cha mẹ. Vì họ quan niệm rằng cha mẹ giống như ông già Noel đi phát quà cho các bạn nhỏ chứ các bạn nhỏ có bao giờ lại tặng quà cho ông già Noel.

(Hình ảnh ông già noel không thể thiếu trong ngày giáng sinh)

 

Một số câu chúc mừng giáng sinh bằng tiếng Nhật bạn có thể tham khảo nhé !

  • メリー リスマス!(クリスマスおめでとう!)( meri-kurisumasu): Chúc mừng Giáng Sinh!
  • ハッピー メリー クリスマス!(happi meri-kurisumasu): Chúc Giáng Sinh vui vẻ!
  • あなたにとって楽しいクリスマスでありますように(anata nitotte tanoshii kurisumasu de arimasu youni): Xin chúc bạn có một mùa Giáng Sinh vui vẻ!
  • クリスマスの幸運をお祈りします。(kurisumasu no koun wo onorimasu): Chúc bạn Giáng Sinh đầy may mắn!
  • クリスマスの幸運を心よりお祈りいたします (kurisumasu no koun wo kokoro yori onori itashimasu): Tận đáy lòng tôi xin cầu chúc bạn có ngày Giáng Sinh đầy vận may! (dạng kính ngữ)
  • 楽しく、幸せなクリスマスでありますように (tanoshiku, shiawasena kurisumasu de arimasu youni): Chúc bạn có mùa Giáng Sinh hạnh phúc và vui vẻ!

Vào những ngày này đa số mỗi hộ gia đình ở Nhật Bản đều sẽ trang trí một cây thông ở nhà. Tuy Giáng sinh đối với Nhật Bản không phải là một ngày lễ quốc gia, nhưng trong tiềm thức của một số người Nhật họ coi ngày này như một ngày lễ thật sự .

(Giáng sinh là dịp tụ họp gia đình)

 

Bởi vì đây là dịp sẽ có nhiều người trong gia đình tụ họp về, họ trang trí nhà cửa, chuẩn bị món quà cho người thân và cùng nhau ăn một bữa cơm thật đầm ấm.

Hy vọng những chia sẻ trên của Vietseiko sẽ hữu ích với bạn trong những mùa Giáng sinh nhé. Chúc các bạn Giáng sinh vui vẻ!

11/03/2024
TOP 7 THỦ THUẬT SIÊU HIỆU QUẢ GIÚP BẠN RÚT NGẮN THỜI GIAN LÀM VIỆC

Liệu làm việc với thời gian nhiều hơn có đem lại hiệu quả cao hơn? Một nghiên cứu mới đây của Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, năng suất công việc không được quyết định bởi số lượng thời gian bạn đầu tư cho công việc, mà bởi cách làm việc thông minh và hiệu quả. Hãy điểm qua top 7 bí quyết để bạn rút ngắn thời gian làm việc của mình từ 60 giờ mỗi tuần giảm xuống chỉ còn 30-40 giờ cùng Vietseiko nhé!

 

  1. Hạn chế những tác nhân gây xao nhãng

Hãy cố gắng hạn chế hay thậm chí là loại bỏ những xao nhãng trong phạm vi làm việc của bạn để tập trung vào những công việc chính. Cố gắng đặt smartphone ở vị trí cách xa bạn và chỉ thật sự cần đến nó khi cần thiết. Ngoài ra, bạn chỉ nên trả lời email trong một khung thời gian nhất định và không nhận những cuộc điện thoại kém quan trọng trong suốt quá trình làm việc.

( Hãy cố gắng hạn chế xao nhãng để tập trung vào những công việc chính )

 

 

  1. Tập trung vào những kỹ năng tốt nhất

Hãy chọn ra những việc quan trọng hoặc giúp ích cho việc phát triển kỹ năng của mình nhất để thực hiện. Đối với những việc bên lề hoặc các dự án nhỏ, hãy thử đặt niềm tin và giao nhiệm vụ này cho cấp dưới hoặc những cộng sự bạn tin tưởng. 

( Biết phân chia nhiệm vụ sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn vào công việc mà bạn giỏi )

 

  1. Tìm ra thời điểm năng suất làm việc cao nhất

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, năng suất công việc không được quyết định bởi số lượng thời gian bạn đầu tư cho công việc, mà bởi cách làm việc thông minh và hiệu quả. Hãy tìm ra thời điểm trong ngày mà bạn có năng suất cao nhất để tập trung vào công việc. Vào trong khoảng thời gian này, hãy tập thói quen bắt tay vào làm những việc trọng yếu nhất. Bạn sẽ bất ngờ khi thấy khối lượng công việc được giải quyết nhanh chóng trong khoảng thời gian đó.


( Khối lượng công việc trong ngày cũng sẽ nhẹ nhàng hơn )

 

  1. Giới hạn khung giờ làm việc của bản thân

Hãy giới hạn khung giờ làm việc của bản thân để có thể tận dụng được thời gian hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để lên kế hoạch và tổ chức công việc một cách khoa học.

( Giới hạn khung giờ giúp bạn tận dụng được thời gian hiệu quả hơn )

 

  1. Quản lý Email một cách thông minh

Hãy vạch ra những khoảng thời gian cụ thể để trả lời email cố định, đồng thời thông báo cho mọi người về lịch làm việc của bạn để họ biết khi nào bạn sẽ có thời gian để phản hồi email. Tạo thư mục việc “khẩn cấp” hoặc việc “làm sau” hay đơn giản là dán nhãn phân loại email để dễ dàng tìm kiếm và xử lí khi bạn rảnh rỗi. Hãy sử dụng các phần mềm quản lý email để giúp bạn quản lý công việc một cách hiệu quả.

( Giúp bạn quản lý công việc một cách hiệu quả hơn )

 

  1. Tự động hóa mọi công việc thường nhật

Sử dụng các ứng dụng và công nghệ hiện đại có thể giúp bạn tối ưu hóa công việc của mình. Hãy luôn nhớ rằng, đừng để bản thân bận rộn trong những công việc nhỏ nhặt. Bạn nên cố gắng biến mình trở thành người bận rộn nhưng hiệu quả với những nhiệm vụ quan trọng hơn.

 

( Tự động hóa công việc giúp bạn hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng )

 

  1. Sắp xếp công việc một cách ngăn nắp

Trước khi bắt đầu công việc, hãy xác định cụ thể công việc cần làm, sau đó lên kế hoạch quản lý chúng một cách khoa học nhất. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để tìm cách sắp xếp và tổ chức thời gian làm việc hiệu quả. Quan trọng nhất, bạn cần cố gắng duy trì đều đặn mỗi ngày để biến nó thành kỹ năng làm việc của bạn.

( Sắp xếp công việc ngăn nắp mang đến nhiều cảm hứng làm việc )

 

Trên đây là top 7 thủ thuật cần có mà bạn có thể tham khảo. Đây là những bí quyết đòi hỏi  bạn phải kiên nhẫn, nỗ lực để rèn luyện. Hãy để những khoảng thời gian trong ngày trở nên có ý nghĩa, thay vì cống hiến trọn vẹn cho công việc nhưng lại chưa đảm bảo hiệu quả bạn nhé.

17/01/2024
15 PHÚT PHÂN TÍCH SWOT BẢN THÂN, CÔNG THỨC TIMG RA 4 ĐIỂM MẠNH-YẾU-CƠ HỘI-THÁCH THỨC

Điều cốt lõi tạo nên một bản phân tích SWOT hoàn hảo đó là hãy chân thật với chính bản thân mình và không ngần ngại nói về những điểm yếu đang tồn tại.

https://vieclamtiengnhat-hr.vietseiko.com/public/user/img/img-congty/camnang-13042022.png

SWOT là gì?

Phân tích SWOT là một bài phân tích rất phổ biến trong giới kinh doanh dùng để đo lường điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường. Nhiều người vẫn tin rằng, phân tích SWOT chỉ phù hợp với kinh doanh nhưng trên thực tế, ngày nay rất nhiều bạn trẻ đã áp dụng công thức này để đánh giá chính mình. Từ đó, tìm được những công việc phù hợp với năng lực và gu cá nhân.

https://vieclamtiengnhat-hr.vietseiko.com/public/user/img/img-congty/camnang-113042022.png
WOT là công cụ hữu hiệu để đánh giá bản thân

Tiến hành Phân tích SWOT cho bản thân như nào?

Để tiến hành phân tích SWOT, bạn phải xác định được rõ mục tiêu hay những thành công mà bạn muốn phấn đấu đạt được, rồi mới đến phần tiếp theo là phân tích để hiểu rõ về bạn và môi trường bên ngoài có thể tác động đến bạn như thế nào.
Điểm mấu chốt để hoàn thành bản phân tích SWOT một cách hoàn hảo là bạn phải coi mục tiêu của bạn như là một công ty kinh doanh và bạn chính là một sản phẩm cạnh tranh.
Phân tích SWOT cho bản thân không quá khó. Bạn cần phải liệt kê một danh sách thật chi tiết, đơn giản và quan trọng nhất là phải rất thực tế. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn thân hoặc người nhà góp thêm nhận định chung của họ về bạn để có cái nhìn khách quan cho bản phân tích SWOT này, nhưng không nên so sánh với những người khác.
Tiếp theo bạn vẽ 4 ô ghi S – Điểm mạnh, W – Điểm yếu, O – Cơ hội, T – Thách thức và liệt kê các mục vào từng ô như hình vẽ. Trong đó, bạn hãy tự trả lời các câu hỏi dưới đây:
Strength - ĐIỂM MẠNH
- Những điểm mạnh của bạn mà người khác không có? Bao gồm những kỹ năng, giáo dục, các mối quan hệ
- Bạn giỏi hơn người khác những gì?
- Những nguồn lực cá nhân nào mà bạn có sẵn?
- Những người khác nhìn nhận bạn có những điểm mạnh gì?
- Những thành tích nào của chính mình mà bạn cảm thấy tự hào nhất?
- Những giá trị nào mà bạn tin rằng người khác không thể hiện được?
- Bạn có tham gia một mạng lưới nào mà người khác không tham gia không? Những mối quan hệ bạn có với những người có tầm ảnh hưởng lớn là gì?

https://vieclamtiengnhat-hr.vietseiko.com/public/user/img/img-congty/camnang-213042022.png
Trả lời câu hỏi để tự SWOT bản thân

Weaknesses- ĐIỂM YẾU

- Bạn thường lẩn tránh những việc gì bởi vì bạn thiếu tự tin?
- Những người khác nghĩ điểm yếu của bạn là gì?
- Bạn có vừa lòng với kiến thức và kỹ năng bạn đang có không?
- Bạn có bất kỳ thói quen làm việc xấu nào không?
- Những nét tính cách cá nhân nào làm bạn trì trệ?

Trả lời câu hỏi để tự SWOT bản thân

Opportunities- CƠ HỘI

- Những công nghệ tiên tiến nào có thể hỗ trợ bạn?
- Bạn có thể tạo được ưu thế của mình trong môi trường hiện tại không?
- Bạn có mạng lưới các mối quan hệ chiến lược nào có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích hoặc giúp được bạn không?
- Có bất kỳ đối thủ nào của bạn không có khả năng làm được việc gì đó quan trọng không? Bạn có tận dụng được ưu thế nào không?
- Liệu có vị trí nào trong công ty bạn mà không ai phù hợp không?
- Bạn có tự tạo được cơ hội cho mình bằng cách đưa ra các giải pháp cho các vấn đề?

https://vieclamtiengnhat-hr.vietseiko.com/public/user/img/img-congty/camnang-313042022.png
Hãy đảm bảo tính khách quan khi tiến hành SWOT

 

Threats- THÁCH THỨC

- Bạn phải đối mặt những trở lực gì trong công việc?
- Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh trong vị trí của bạn không?
- Công việc của bạn có đang thay đổi không?
- Những thay đổi về công nghệ mới có đe dọa vị trí của bạn không?
- Những điểm yếu nào của bạn có thể dẫn tới những mối đe dọa?

Những ai nên dùng bản phân tích SWOT này?

Phân tích SWOT cho phát triển bản thân rất phù hợp cho những người: Nhà quản lý, chủ doanh nghiệp; nhà chuyên môn, chuyên viên cấp cao; sinh viên; người khởi sự sự nghiệp; quản lý nhân sự; giáo sư bác sĩ; kỹ sư; người làm thuê; vợ và chồng; bố mẹ...
Theo như bản chất con người, chúng ta sẽ cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém ở trong việc phân tích SWOT hoặc chính bạn cũng không thể nhận ra. Do đó, để cho việc đánh giá đạt được hiệu quả, bạn cần phải chú ý tới các hạng mục đánh giá sao cho thật khách quan, tự xét, tự phê bình và tự kiểm điểm để tìm ra những điểm mạnh yếu và cơ hội nhằm tạo động lực thay đổi chính bạn.
 

17/01/2024
30 CÂU HỎI PHỎNG VẤN HÀNH VI MÀ ỨNG VIÊN CẦN BIẾT...

Chào mọi người, Trong quá trình phỏng vấn và đánh giá ứng viên, chúng ta thường sử dụng mô hình S-T-A-R (Situation, Task, Action, Result) nhằm đánh giá các hành vi ứng viên thông qua các gói câu hỏi được chuẩn bị trước. Việc này, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và các thang đo lường chuẩn cho việc đánh giá tính logic, tư duy, hành động và kết quả mang lại. Nó đánh giá khá chính xác về khá nhiều yếu tố để giúp phân loại và chọn được ứng viên phù hợp với các chuẩn mực hành vi và mong đợi của doanh nghiệp.
Sau qua trình này, Nhà Tuyển Dụng sẽ chọn được các ứng viên phù hợp với thang điểm, tiêu chuẩn năng lực có sẵn để làm cơ sở cho việc đánh giá ứng viên toàn diện. Và để làm được điều đó, Nhà Tueyen Dụng cần chuẩn bị bộ câu hỏi để đánh giá hành vi của ứng viên. Do vậy, Công Ty VIETSEIKO chia sẻ với mọi người về bộ "30 câu hỏi phỏng vấn hành vi" mới nhất để giúp đánh giá ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Hi vọng, nó sẽ giúp mọi người hiểu sâu hơn cũng như chuẩn bị tốt hơn các gói câu hỏi trong phỏng vấn đánh giá hành vi ứng viên. Từ hành vi có thể đo lường được khả năng tư duy, kiến thức và kể cả thái độ của ứng viên.

  • 1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị!
  • 2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?
  • 3. Điểm mạnh của Anh/Chị?
  • 4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?
  • 5. Giới hạn của Anh/Chị?
  • 6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?
  • 7. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?
  • 8. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?
  • 9. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?
  • 10. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?
  • 11. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?
  • 12. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?
  • 13. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?
  • 14. Phong cách quản lý của Anh/Chị?
  • 15. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết.
  • 16. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?
  • 17. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?
  • 18. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?
  • 19. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?
  • 20. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?
  • 21. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?
  • 22. Một cách khách quan, Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây?
  • 23. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?
  • 24. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?
  • 25. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?
  • 26. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?
  • 27. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?
  • 28. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?
  • 29. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?
  • 30. Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì?