BẠN NGHĨ SAO VỀ VIỆC “NGẮT KẾT NỐI SAU GIỜ LÀM” NÊN HAY KHÔNG NÊN ?

13/03/2024

Người Nhật đòi quyền “ngắt kết nối” sau giờ làm
Theo một khảo sát tại thành phố Kobe vào năm 2020 về quyền "ngắt kết nối" sau giờ làm, kết quả cho thấy đến 14,9% người lao động phải đối mặt với cuộc gọi và email không khẩn cấp từ sếp sau giờ làm việc.
Ở Nhật Bản một số doanh nghiệp đã thực hiện quy định cấm liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc trừ trường hợp khẩn cấp. 
Bạn nên làm gì khi sếp gửi tin nhắn giao việc sau giờ làm:
1. Đặt ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân
Có lẽ vì sếp tin tưởng vào khả năng và cách giải quyết công việc của bạn nên mới giao việc cho bạn. Tuy nhiên bạn cũng cần đặt ra ranh giới cho mình nếu như bạn cảm thấy cuộc sống của mình không được cân bằng.
2. Đánh giá mức độ khẩn cấp yêu cầu từ sếp
Nếu công việc đó gấp thực sự, bạn có thể cân nhắc những công việc cá nhân của mình có quan trọng không. Nếu chúng không quá quan trọng, bạn có thể thử dành thời gian hỗ trợ sếp để nâng cao trình độ chuyên môn cho mình. Còn, công việc của sếp giao không quá quan trọng, thì bạn nên kiên định với bản thân, bạn cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng, còn công việc có thể để sang ngày hôm sau.
Nếu bạn không thực hiện được yêu cầu công việc ngay lập tức, bạn có thể từ chối một cách khéo léo nhưng cũng phải thẳng thắng với sếp về nhiệm vụ được giao sau giờ làm. Bạn có thể đàm phán với sếp mình sẽ ưu tiên hoàn thành công việc vào sáng hôm sau. 
3. Đưa ra giải pháp cho sếp
Nếu như không thể thay đổi được cách thức làm việc của cả hai, cả cấp trên và nhân viên cần có sự thống nhất về cách trao đổi công việc phù hợp như: sếp có thể lưu ý về thời gian, hành động phản hồi, cài đặt email được gửi đi vào giờ hành chính. Bạn nên bày tỏ nguyện về công việc của mình cho phòng Nhân sự hoặc cấp trên của bạn.