03/05/2024
Tầm quan trọng của “ lời khen ” đối với cấp dưới

Làm việc trong một doanh nghiệp với nhiều nhân viên sẽ có nhân viên làm việc tốt nhưng cũng có nhân viên mắc phải sai lầm, gây ảnh hưởng tới hoạt động chung. Vì vậy việc khen hay chê đều sẽ được cân nhắc thực hiện. Tuy nhiên khi cấp trên khen và chê đúng lúc thì có thể mang lại rất nhiều lợi ích tích cực. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu tầm quan trọng của lời khen đối với cấp dưới nhé. 

4be4ec83cebb697e8c35459963842a1d.jpg

Tại sao những lời khen ngợi nhân viên lại quan trọng? 

Giúp nhân viên hài lòng và gắn bó với công việc: Phần lớn nhân viên của bạn đi làm không chỉ vì lương thưởng. Họ đi làm còn để có trải nghiệm công việc tích cực và sẵn sàng gắn bó với công việc nhiều khi không chỉ vì lương thưởng. 

Tạo ra sự kết nối giữa quản lý và nhân viên: Vấn đề nhiều khi không nằm ở vị trí công việc khác nhau mà nằm ở chính sự tin tưởng lẫn nhau. Để gia tăng sự tin tưởng, nhà quản lý có thể sử dụng những lời khen cho nhân viên như một cách kéo gần khoảng cách, gia tăng tương tác với nhân viên. 

Thúc đẩy động lực của nhân viên: các công ty nên chú ý đảm bảo nhân viên có cơ hội thăng tiến, dành những lời khen tặng cho nỗ lực công việc của nhân viên. 

Tăng năng suất: Mọi nhân viên đều mong muốn nhận được lời khen ngợi, ghi nhận trong công việc. Từ những lời khen đó, họ sẽ hiểu rõ công ty, nhà quản lý đang nhìn nhận, đánh giá về quá trình thực hiện công việc của mình như thế nào và tìm cách cải thiện năng suất làm việc. 

Tạo ra văn hoá làm việc tích cực: Khi bạn dành cho nhân viên những lời khen ngợi phù hợp, đúng lúc, nhân viên sẽ có được cảm giác của một người chiến thắng trong công việc. Họ tự hào về thành quả đã đạt được và cũng sẽ nỗ lực cao độ hơn để tiếp tục được công ty, quản lý ghi nhận. 

Những cách khen thưởng cấp dưới 

Lời cảm ơn 

Gửi những lời khen, động viên nhân viên thông qua các mẫu giấy, thư viết tay là cách làm truyền thống vừa dễ thực hiện vừa thể hiện được sự chân thành của người gửi. Một mẩu giấy ghi chú kèm theo lời nhắn cảm ơn từ cấp trên có thể khiến nhân viên hào hứng làm việc cả ngày. 

e7fa18a7-808d-458e-b92d-8e501cc5a997.png

Vinh danh nhân viên một cách công khai 

Hãy thể hiện sự trân trọng của bạn đối với nhân viên bằng cách mở rộng sự công nhận ra khỏi giới hạn công ty. Bạn có thể tận dụng mạng xã hội như một kênh truyền thông để là nơi bạn có thể kể về những thành tích và hành trình nỗ lực cố gắng của nhân viên bạn cho khách hàng và đối tác. Bằng cách này bạn sẽ khiến họ cảm nhận được bạn thực sự trân trọng và hiểu rõ những nỗ lực cố gắng của họ đến nhường nào. 

543f0a5930408a701e16b68db3f49f43.png

Quà tặng 

Quà tặng sẽ thể hiện được sự quan tâm nhà quản lý dành cho nhân viên của mình. Một món quà ý nghĩa, đúng lúc sẽ giúp nhân viên của bạn hài lòng, hạnh phúc và thêm gắn bó với công việc, công ty hơn. 

960ce8c3-9dc8-4e69-9332-031c14c8fa7f.png

Tiền thưởng 

Tiền thưởng là một trong những hình thức khen thưởng khá phổ biến, dễ áp dụng và phù hợp trong nhiều tình huống khác nhau. Bạn có thể thưởng tiền cho nhân viên giữa giai đoạn triển khai công việc để giúp họ gia tăng động lực làm việc. Trong trường hợp bạn cần khen thưởng cho cả một team thì hình thức tiền thưởng cũng dễ áp dụng hơn. Tuy nhiên, dù thực hiện trao thưởng theo cách nào thì bạn cũng nên lưu ý trao tiền thưởng cho nhân viên một cách trân trọng, gần gũi. 

fa92d6ed-0478-42da-acff-133c672c6a22.png

Trao cơ hội cho nhân viên phát triển 

Trong hoạt động của công ty, luôn có những dự án, nhiệm vụ thú vị, thu hút sự quan tâm của nhân viên. Việc khen thưởng một nhân viên bằng cách trao cho họ đảm nhiệm dự án họ yêu thích, có thể giúp họ phát triển là điều nhà quản lý nên cân nhắc. Trao cơ hội cho nhân viên phát triển cũng là trao cơ hội để nhân viên có trưởng thành, ngày càng hoàn thiện các kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn. Để trao cơ hội đúng người, đúng lúc, bạn nên có buổi thảo luận với nhân viên để tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu phát triển của họ. 

557c702c-2ded-4d0a-b372-3f6b8f0658ac.png

Nhân viên chính là những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, tuy nhiên một số doanh nghiệp lại dành nhiều thời gian và tâm sức hơn để quan tâm đến trang thiết bị hơn là dành chút thời gian để thể hiện cho nhân viên biết rằng họ có giá trị và được trân trọng như thế nào. Bởi vậy, xây dựng một doanh nghiệp nơi tất cả sự cố gắng của nhân viên đều được công nhận. 

26/04/2024
LÀ 1 NGƯỜI “ OVERTHINKING ” TRONG CÔNG VIỆC SẼ CẢM THẤY NHƯ THẾ NÀO ?

Trong môi trường làm việc, việc “ hay suy nghĩ tiêu cực ” còn được gọi là “ overthinking ” không phải trường hợp gì quá là xa lạ với tất cả mọi người. Những lí do cấu thành lên việc “ overthinking ” trong công việc cũng được tạo nên từ phía khác nhau, nhưng theo nghiên cứu hơn 80% những người mắc phải triệu chứng này thường là xuất phát từ 2 chữ “ áp lực ”. Vậy đối với một người “ overthinking” thì trong công việc họ sẽ là người sẽ như thế nào ? có phải thật sự lúc nào họ cũng chỉ toàn suy nghĩ tiêu cực hay không ? 

Hôm nay hãy cùng VIETSEIKO tìm hiểu ngay trong công việc họ sẽ như thế nào nếu như  overthinking nhé ! 

2a9c2144f73ca11e82f876ac6b7708ac.jpg

 

1.CĂNG THẲNG VÀ LO LẮNG TRONG CÔNG VIỆC 

Triệu chứng phổ biến nhất của người hay suy nghĩ nhiều trong công việc đó chính là thường xuyên căng thẳng và lo lắng quá mức. Lo lắng về khối lượng công việc, những yêu cầu khắt khe hay việc tự đặt nặng bản thân về hoàn thành điều gì đó hoàn hảo cũng khiến tình trạng căng thẳng và lo lắng trở nên trầm trọng hơn. Điều này đối với một người bình thường ai cũng sẽ cũng trải qua, nhưng đối với một người “ overthinking ”, đặc biệt trong công việc này sẽ trở nên tồi tệ vì không những ảnh hưởng tinh thần làm việc mà còn khiến tiến độ công việc không được tốt. 

e900b28715085acd259aa35b739a4527.jpg

 

 

2.PHÂN TÍCH QUÁ MỨC 

Bạn có thể sẽ bị mắc kẹt với việc phân tích quá nhiều thứ trong công việc, bạn sẽ vô tình đẩy bản thân mình vào cảm xúc sợ hãi và trở nên khắt khe với chính bản thân hơn bao giờ hết. Tuy nhiên,  điều này thì cũng không khiến bạn ảnh hưởng quá nhiều về công việc, nhưng  về mặt sức khoẻ và tinh thần có thể bạn sẽ phải gồng gánh chính sự áp lực này tuỳ theo vào tình hình thể trạng của mình điều này nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần bạn trong tương lai hay là không. 

15a5c53f486d46ddcbc334c93eccc65f.jpg

 

3.TỰ NGHI NGỜ 

Overthingking cũng khiến bạn trở nên tự nghi ngờ chính bản thân mình là liệu mình đã làm tốt công việc đó hay chưa, bạn sẽ dễ dàng mang trong mình tâm lí rất e dè việc có nên cố gắng nữa hay không nếu như bạn nghi ngờ bạn sẽ không thực hiện tốt từ đó sẽ khiến tiến độ công việc trở nên tồi tệ hơn bạn cũng dần dần chậm phát triển lại Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng môi trường làm việc khác nhau thì sẽ có những điều kiện khác sẽ có thể giúp cho bạn tự điều khiển được cảm xúc này. 

8f4070b31834ee3c52567acdd5161226.jpg

4.MỆT MỎI VÀ KHÓ TẬP TRUNG 

Việc hay suy nghĩ nhiều cũng lấy đi ở bạn rất nhiều năng lượng khiến bạn trở nên mệt mỏi và từ tình trạng uể oải, mệt mỏi sẽ khiến cho bạn khó thể nào mà tập trung trong công việc được. Giữ cho mình một tinh thần tràn dầy năng lượng và khả năng tập trung cao độ trong suốt quá trình thật sự rất khó với những ai đang trải qua cảm xúc “ hay suy nghĩ tiêu cực ”. 

2a2508547b24b0b95f6a3fbd505461e8.jpg

5.GIẢM SỰ SÁNG TẠO 

Overthinking có thể hạn chế khả năng sáng tạo của bạn vì bạn bị mắc kẹt trong "cách làm đúng" thay vì thử nghiệm các phương án mới. Sự sáng tạo sẽ dường như bị giới hạn đáng kể vì overthingking sẽ tác động để cảm xúc của bạn dường như bạn sẽ tự tạo cho mình cảm giác “ an toàn ” và  không dám bứt phá với những kế hoạch phát triển trong công việc và cũng chính vì điều này mà “ áp lực ” sẽ dần xuất hiện rõ dần hơn.  

34febd2bd196bfe0ebb404d6dd2b54a7.png

 

Tóm lại, kể cả trong cuộc sống ai cùng đã trải qua việc phải suy nghĩ nhiều thứ không nhất thiết là phải trong công việc, cái quan trọng là chúng ta cần nên hiểu về nó và đặc biệt là hiểu bản thân mình muốn điều gì.Để quản lý tình trạng overthinking trong công việc, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp như thiền định, tập thể dục thường xuyên, thiết lập rõ ràng các mục tiêu và giới hạn thời gian cho mỗi quyết định, hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên. 

VIETSEIKO chúc bạn luôn vẫn tâm và một sức khoẻ tốt vì hành trang phát triển sự nghiệp nhé. 

79e176f0d042bf477f145cf963960149.png

 

24/04/2024
TOP 5 NHỮNG CÂU HỎI BẠN “ KHÔNG NÊN ” QUÁ THÀNH THẬT KHI ĐƯỢC HỎI TRONG LÚC PHỎNG VẤN

Khi bạn đi phỏng vấn, mục tiêu chính là trình bày kỹ năng và phẩm chất cá nhân của bạn một cách tích cực nhất có thể để thu hút nhà tuyển dụng. Mặc dù sự trung thực luôn là chính sách tốt, có những câu hỏi mà bạn cần phải tiếp cận một cách khéo léo hơn, thay vì đưa ra câu trả lời quá thẳng thắn có thể không mang lại lợi ích cho bạn trong bối cảnh đó. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể cần cân nhắc cách trả lời: 

33ebdbd9-b8a0-4eb0-8db0-9ff82f8113f9.png

TOP 5 CÂU HỎI BẠN “ THẬT QUÁ THÌ TOANG ” ! 

1. "Bạn không thích điều gì ở công việc/trong môi trường làm việc trước?" 

  • Không nên phê bình quá mức về công việc cũ hoặc đồng nghiệp. Thay vào đó, hãy nói về những thách thức bạn đã gặp phải và cách bạn đã học hỏi hoặc vượt qua chúng. Ứng viên khi trả lời như vậy sẽ tạo cho nhà tuyển dụng thấy được rằng nếu sau này bạn có làm việc hay rời đi thì công ty tuyển dụng vẫn sẽ không gác tiếng xấu từ bạn. 

9de6d7389ece3a5b5e3df16443016c5e.jpg


2."Bạn có điểm yếu nào không?" 

  • Đây là cơ hội để bạn nói về điểm yếu nhưng trong một khung cảnh tích cực, chẳng hạn như cách bạn đang cải thiện hoặc quản lý nó. Tránh nhắc đến những điểm yếu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.Hãy biết cách biến điểm yếu thành điểm có thể được cải thiện và sẽ là tiềm năng phát triển sự nghiệp và đóng góp cho công ty. 

dc23534e-693e-4c29-8c8f-e8a5b0bd6272.png

3."Bạn có kế hoạch gì cho tương lai?" 

  • Nên tránh đề cập đến bất kỳ kế hoạch nào không liên quan trực tiếp đến sự nghiệp hoặc có thể khiến nhà tuyển dụng lo ngại về sự cam kết lâu dài của bạn đối với công ty. Hãy nhấn mạnh vào sự phát triển chuyên nghiệp trong lĩnh vực bạn đang ứng tuyển. Tốt nhất là bạn hãy đưa ra những kế hoạch ngắn hạn trước về những gì bạn sẽ làm được cho công ty, không nên nói về những kế hoạch và lớn lao vì có thể nhà tuyên dụng sẽ không tin tưởng được từ bạn. 

49bf8132-289f-4435-9a04-c2425dc6e985.png

4."Lương bạn mong đợi là bao nhiêu?" 

  • Dù bạn có một mức lương cụ thể trong đầu, cần tránh đưa ra con số cụ thể ngay lập tức nếu không muốn tự giới hạn khả năng thương lượng của mình. Thay vào đó, bạn có thể nói rằng bạn đang tìm kiếm một gói thù lao phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của bạn, và bạn sẵn sàng thảo luận chi tiết hơn. 

7b05b35503ace708d7c46125a2daf502.png

5."Bạn nghĩ gì về một số vấn đề gây tranh cãi trong công ty/công việc này?" 

  • Cần thận trọng khi thảo luận về chủ đề nhạy cảm hoặc tranh cãi. Giữ thái độ trung lập và tập trung vào việc bạn có thể đóng góp như thế nào cho công ty thay vì đưa ra ý kiến cá nhân sâu sắc. 

2985eaf6-79bf-4786-a155-6d043ecd0fec.png

 

 

Nhìn chung, trong khi bạn muốn duy trì sự trung thực, bạn cũng cần phải chiến lược về cách bạn trình bày bản thân để không vô tình làm giảm cơ hội của mình. Phòng vấn là về việc bán bản thân một cách thông minh, không phải chỉ đơn thuần chỉ là  trả lời câu hỏi. 

 

 

 

79e176f0d042bf477f145cf963960149.png

 

28/03/2024
TOP 4 CÔNG CỤ AI VIẾT CV TỐT NHẤT HIỆN NAY CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT

Việc sử dụng công cụ AI để tạo CV mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên mới bắt đầu:
Dễ dàng sử dụng cho sinh viên chưa biết cách viết CV: Công cụ AI cung cấp hướng dẫn chi tiết và mẫu sẵn có giúp sinh viên tạo CV chất lượng mà không cần kinh nghiệm trước đó. Điều này giúp giảm áp lực và tăng tính tự tin cho sinh viên khi bắt đầu tìm kiếm việc làm.
Tạo CV đa ngôn ngữ: Trong môi trường lao động ngày nay, việc có khả năng làm việc và giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ là một lợi thế lớn. Công cụ AI cho phép tạo CV trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, từ đó tăng khả năng tiếp cận với các cơ hội việc làm quốc tế.
Dễ dàng chia sẻ và cập nhật: CV được tạo bằng công cụ AI có thể dễ dàng chia sẻ qua email, mạng xã hội hoặc lưu trữ trên các dịch vụ đám mây. Điều này giúp sinh viên có thể cập nhật CV mọi lúc, mọi nơi để phản ánh những thay đổi mới nhất trong quá trình học tập và công việc.
Sử dụng Chat GPT và Jasper AI: Các công cụ này cung cấp hỗ trợ thông minh trong việc viết CV, từ việc tư vấn đến cung cấp gợi ý chính xác về cách cấu trúc và sử dụng từ ngữ phù hợp.
Cấu trúc CV tiêu chuẩn: Công cụ AI đảm bảo rằng CV của bạn tuân thủ các tiêu chuẩn cơ bản, bao gồm các phần quan trọng như giới thiệu, giáo dục, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, và ngoại ngữ. Điều này giúp CV của bạn trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn đối với nhà tuyển dụng.
Sử dụng Magic Design của Canva: Nếu bạn muốn tạo ra một CV nổi bật hơn, Magic Design của Canva có thể giúp bạn tạo ra một CV độc đáo và sáng tạo với sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo.
Khi sử dụng công cụ AI để viết CV, luôn nhớ tuân thủ các nguyên tắc quan trọng như không sao chép nội dung, cung cấp thông tin chân thực và chứng minh bằng số liệu, cũng như cấu trúc lại thông tin một cách logic và rõ ràng. Cuối cùng, hãy nhớ rằng viết CV chỉ là bước đầu tiên, và việc chuẩn bị kỹ lưỡng và tham gia phỏng vấn cũng rất quan trọng để thành công trong tìm kiếm việc làm.

23/03/2024
Chia sẻ cách tiết kiệm điện hiệu quả mà không vi phạm pháp luật

Xin chào mọi người! Tôi muốn chia sẻ với các bạn về làm thế nào để tiết kiệm hóa đơn tiền điện hợp pháp.


Tiền điện tháng 5/2021 nhà tôi lên đến gần 2 triệu
Mỗi tháng gia đình tôi sử dụng rất nhiều các thiết bị tiêu tốn điện năng lớn như máy giặt, điều hòa, tủ lạnh,... Có những tháng tiền điện lên đến 2.000.000đ, tôi đã tìm hiểu và thử rất nhiều các thiết bị giúp tiết kiệm điện, như Tụ Bù Tiết Kiệm Điện Thế, electricity saving,.. Nhưng hiệu quả không cao lắm.
Nói gì thì nói không dùng cái khác thì được, còn điện thì tháng nào cũng phải đóng, nên tôi vẫn muốn đi tìm cho gia đình một sản phẩm có thể giảm được chi phí điện, bởi có thể tiết kiệm đến mãi sau này. Tháng 7 năm ngoái tôi và các đồng nghiệp đã tìm ra 1 thiết bị có thể tiết kiệm đến 30-50% công suất điện hàng tháng. Sản phẩm này đã được nghiên cứu và đang phát triển. Mới đầu tôi cũng không tin, nhưng sau khi sử dụng tôi đã rất ngạc nhiên khi đã giảm được 40% tiền điện so với tháng trước. Tôi có chụp ảnh lại hóa đơn và sản phẩm
Đây là thiết bị gia đình tôi đang dùngTiền điện tháng 7, tháng 8 giảm 800.000đ so với tháng trước
Như vậy bình quân 1 năm tôi có thể tiết kiệm được 5.000.000đ - 6.000.000đ tiền điện, một món tiền không nhỏ.Tôi biết rất nhiều gia đình cũng đang tốn nhiều chi phí cho tiền điện và chưa có giải pháp tiết kiệm điện hợp lý. Sau khi sử dụng thiết bị này thấy hiệu quả tôi đã viết 1 bài chia sẻ cho Trung tâm nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng về thiết bị. Mong Trung tâm có thể giới thiệu cho nhiều người biết đến thiết bị này hơn" và tôi được biết đây là sản phẩm này tên Electricity Saving Box được sản xuất và lắp ráp tại ĐỨC.
ĐỂ XÁC MINH VÀ LÀM RÕ HIỆU QUẢ THỰC CỦA THIẾT BỊ CHÚNG TÔI CÓ THÍ NGHIỆM
Chúng tôi sử dụng 1 máy hút bụi công nghiệp, bật hoạt động trong 10 phút liên tục và sử dụng một thiết bị đo mức độ tiêu thụ điện chuyên dụng:
Sau 10 phút mức độ tiêu thụ điện đo được trên máy đo là 1053W
Lần tiếp chúng tôi kết nối thiết bị tiết kiệm điện vào đầu nguồn điện tổng và tiếp tục bật máy hút bụi 10 phút
Kết quả mức độ tiêu thụ điện năng chỉ còn 553W
Vậy với thí nghiệp trên chúng tôi xác định thiết bị đã làm giảm lượng điện tiêu thụ đi hơn 50% mà không làm ảnh hưởng đến công suất máy hút bụi.
GIẢI THÍCH THEO GÓC ĐỘ CHUYÊN MÔN VỀ THIẾT BỊ ELECTRICITY SAVING BOX
Nguyên lý hoạt động: Thiết bị này tích hợp mạch điện tử và tụ bù, dựa trên nguyên lý nâng cao hệ số công suất cosphi giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện để bù công suất phản kháng, giảm tổn hao công suất, điện áp, nhờ vậy tiết kiệm được điện năng. Làm ổn định dòng điện, tránh shock (sự tăng đột ngột của dòng điện), giảm hiện tượng quá nhiệt, giúp an toàn và kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện.
Theo thời gian, các thiết bị điện sẽ giảm độ bền và lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng lên, khiến gia đình bạn phải chi trả nhiều tiền điện hơn cho gia đình. Với ELECTRICITY SAVING BOX cho công suất vô ích, giúp làm tăng tuổi thọ đồ dùng điện bằng cách giảm tối thiểu công suất phát sinh, đưa các thiết bị điện về gần công suất thực ban đầu của nhà sản xuất.
Sản phẩm này được gắn vào bất kỳ ổ cắm nào cũng được nhưng ở sau đồng hồ, vì nếu gắn trước đồng hồ thì không có hiệu quả sử dụng. Bởi dòng điện sử dụng trong hộ gia đình là điện xoay chiều, sau khi dòng điện đi qua các thiết bị sẽ quay trở lại công tơ để tính lượng điện tiêu thu. Nếu cắm thiết bị này vào ổ cắm ở đầu nguồn điện trong gia đình sẽ có hiệu quả cao nhất. 
Kết luận: Khi sử dụng sản phẩm này có tác dụng làm giảm mức độ tiêu thụ điện của các thiết bị điện trong nhà đi 30-50% mà không làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như độ bền của các thiết bị điện trong nhà. Tuy nhiên chưa được công bố bán chính thức tại Việt Nam, cũng như chưa được nhiều người biết tới.
Lưu ý: TS.Phạm Ngọc Long - Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng cho biết: " Tuy sản phẩm này có tác dụng giảm công suất tiêu thụ điện năng thật, nhưng chỉ có tác dụng trong hộ gia đình, với các thiết bị thường ngày sử dụng như quạt, tivi, ấm nước, máy giặt, điều hòa,... Còn các thiết bị công nghiệp, dây truyền sản xuất lớn của các công ty thì tác dụng hầu như không đáng kể chỉ tiết kiệm được tối đa 3-5%".


 

13/03/2024
KAIZEN - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI NHẬT

Kaizen được biết đến là một triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật đã áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới. Kaizen được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”.

Tại Nhật Bản, Kaizen ra đời đầu tiên từ phong cách làm việc của công ty Toyota từ hơn 50 năm trước. Đến nay, hầu hết các công ty của Nhật đều thực hiện theo phương pháp Kaizen. Triết lý này không chỉ giới hạn trong ngành sản xuất mà còn có thể áp dụng được trong ngành dịch vụ, kinh doanh bán lẻ và thậm chí là một khóa học bất kì nào đó. 

Mục đích của Kaizen không chỉ là cải tiến năng suất đơn thuần. Khi được thực hiện một cách chính xác, Kaizen sẽ giúp loại bỏ những công việc nặng nhọc không cần thiết và dạy mọi người cách phát hiện và loại bớt lãng phí trong quá trình làm việc.

Các nguyên tắc áp dụng Kaizen trong doanh nghiệp:

1. Luôn tập trung vào khách hàng

2. Luôn cải tiến

3. Xây dựng văn hóa không đổ lỗi

4. Thúc đẩy môi trường văn hóa mở

5. Khuyến khích làm việc theo nhóm

6. Quản lý các dự án kết hợp với các bộ phần chức năng

7. Nuôi dưỡng quá trình quan hệ đúng đắn

8. Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác

9. Thông tin đến mọi nhân viên

10.Thúc đẩy năng suất và hiệu quả thông qua các phương pháp đào tạo

13/03/2024
BẠN NGHĨ SAO VỀ VIỆC “NGẮT KẾT NỐI SAU GIỜ LÀM” NÊN HAY KHÔNG NÊN ?

Người Nhật đòi quyền “ngắt kết nối” sau giờ làm
Theo một khảo sát tại thành phố Kobe vào năm 2020 về quyền "ngắt kết nối" sau giờ làm, kết quả cho thấy đến 14,9% người lao động phải đối mặt với cuộc gọi và email không khẩn cấp từ sếp sau giờ làm việc.
Ở Nhật Bản một số doanh nghiệp đã thực hiện quy định cấm liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc trừ trường hợp khẩn cấp. 
Bạn nên làm gì khi sếp gửi tin nhắn giao việc sau giờ làm:
1. Đặt ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân
Có lẽ vì sếp tin tưởng vào khả năng và cách giải quyết công việc của bạn nên mới giao việc cho bạn. Tuy nhiên bạn cũng cần đặt ra ranh giới cho mình nếu như bạn cảm thấy cuộc sống của mình không được cân bằng.
2. Đánh giá mức độ khẩn cấp yêu cầu từ sếp
Nếu công việc đó gấp thực sự, bạn có thể cân nhắc những công việc cá nhân của mình có quan trọng không. Nếu chúng không quá quan trọng, bạn có thể thử dành thời gian hỗ trợ sếp để nâng cao trình độ chuyên môn cho mình. Còn, công việc của sếp giao không quá quan trọng, thì bạn nên kiên định với bản thân, bạn cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng, còn công việc có thể để sang ngày hôm sau.
Nếu bạn không thực hiện được yêu cầu công việc ngay lập tức, bạn có thể từ chối một cách khéo léo nhưng cũng phải thẳng thắng với sếp về nhiệm vụ được giao sau giờ làm. Bạn có thể đàm phán với sếp mình sẽ ưu tiên hoàn thành công việc vào sáng hôm sau. 
3. Đưa ra giải pháp cho sếp
Nếu như không thể thay đổi được cách thức làm việc của cả hai, cả cấp trên và nhân viên cần có sự thống nhất về cách trao đổi công việc phù hợp như: sếp có thể lưu ý về thời gian, hành động phản hồi, cài đặt email được gửi đi vào giờ hành chính. Bạn nên bày tỏ nguyện về công việc của mình cho phòng Nhân sự hoặc cấp trên của bạn.

13/03/2024
MẸO GIAO TIẾP HIỆU QUẢ KHI LÀM VIỆC TỪ XA

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong môi trường làm việc từ xa, khi mà sự kết nối diễn ra thông qua các phương tiện trực tuyến như email, tin nhắn, cuộc họp video, hay các ứng dụng chat. Để thành công trong công việc từ xa, việc thiết lập một lịch trình giao tiếp đều đặn và hiệu quả là không thể thiếu. Bằng cách này, bạn có thể duy trì một luồng thông tin liên tục với đồng nghiệp và cấp trên, đồng thời tạo ra sự đồng nhất và minh bạch trong công việc.
Việc sử dụng công nghệ phù hợp cũng rất quan trọng. Chọn các công cụ giao tiếp phù hợp như email cho các thông điệp chi tiết, cuộc họp video cho các cuộc trao đổi quan trọng, hoặc ứng dụng chat như Slack để giao tiếp nhanh chóng và linh hoạt. Đồng thời, hãy thể hiện sự tự chủ và tự quản lý bằng cách hoàn thành công việc theo đúng tiến độ và thông báo cho đồng nghiệp về tiến độ làm việc của bạn.
Khả năng lắng nghe và đồng cảm cũng là một yếu tố quan trọng. Khi làm việc từ xa, việc hiểu và cảm nhận được ý kiến của đồng nghiệp qua các phương tiện trực tuyến là điều cần thiết. Hãy luôn mở cửa cho việc thảo luận và đặt câu hỏi để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hòa thuận.
Cuối cùng, hãy xây dựng mối quan hệ cá nhân với đồng nghiệp thông qua việc chia sẻ ý kiến, ý tưởng và cả những khoảnh khắc trong cuộc sống hàng ngày. Việc này giúp tăng cường sự gắn kết và sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó thúc đẩy sự hợp tác và thành công trong công việc từ xa.

12/03/2024
CHỈ VỚI 6 GIÂY NHÀ TUYỂN DỤNG ĐÁNH GIÁ CAO NHỮNG TIÊU CHÍ NÀO TRONG CV CỦA BẠN ?

Nhà tuyển dụng thường dành chỉ 6 giây để quét qua và đánh giá sơ bộ CV, trong thời gian ngắn này, họ nhanh chóng loại bỏ những ứng viên không phù hợp. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn có thể thu hút họ trong khoảng thời gian này, bạn đã có 25% cơ hội để nhận được cuộc gọi phỏng vấn.

Đối với nhà tuyển dụng, các lỗi liên quan đến hình thức CV như bố cục lệch lạc, trình bày không chỉn chu, viết sai chức danh ứng tuyển hay lỗi chính tả có thể trở thành rào cản đầu tiên. Vì vậy, quan trọng nhất là tránh những lỗi cơ bản này để có cơ hội tiến xa trong quá trình tuyển chọn.

Tuy nhiên, mặc dù một CV có bố cục đẹp và chọn mẫu phù hợp có thể giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu, nhưng điều quan trọng nhất là nội dung. Sau khi vượt qua giai đoạn 6 giây, nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu đánh giá tiềm năng và giá trị thực sự của bạn thông qua nội dung chi tiết trong CV.

Hãy cùng Vietseiko tìm hiểu những nội dung nhà tuyển dụng quan tâm trong CV bạn có thể tham khảo:

Kinh nghiệm làm việc: đây là nội dung quan trọng nhất trong cv giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, mức độ phù hợp của bạn đối với công việc. Bạn nên chọn những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển, sắp xếp công việc theo trình tự thời gian, cụ thể hóa khối lượng công việc và kết quả công việc bằng số liệu, nhấn mạnh những kỹ năng tích lũy được trong quá trình làm việc/ hoạt động.

Kỹ năng: nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến kỹ năng, vì mỗi công việc cần những đặc thù, yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Bạn hãy mô tả những kỹ năng ngắn gọn liên quan đến vị trí công việc, làm nổi bật kỹ năng mềm.

Mục tiêu nghề nghiệp: nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu thực tế, rõ ràng. Mục tiêu nghề nghiệp cho thấy sự đam mê, gắn bó lâu dài với công việc. Bạn nêu rõ mục tiêu ngắn hạn ( làm quen, thích nghi với công việc ra sao, cần nâng cao những kỹ năng nào ?), mục tiêu dài hạn (gắn với lộ trình thăng tiến trong tương lai, bạn sẽ trở thành ai ?, trong bao lâu ?). Mục tiêu cần thực tế, phù hợp với khả năng của bản thân và định hướng của công ty trong tương lai. 

Học vấn, chứng chỉ: học vấn và chứng chỉ rất quan trọng đặc biệt đối với những bạn ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Bạn hãy nêu ra các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Nêu chi tiết các thông tin, liệt kê các khóa học, chương trình đào tạo đã tham gia.

Ngoài những nội dung trên, nhà tuyển dụng có thể quan tâm thêm một số thông tin khác trong cv để đánh giá toàn diện hơn về ứng viên như: thông tin cá nhân, sở thích, tham chiếu, hoạt động,...

12/03/2024
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LÀM TRONG VÀ SAU KHI ĐỘNG ĐẤT XẢY RA

Trong trường hợp xảy ra động đất:
Nếu cảm nhận đất đang rung chuyển hoặc nhận được cảnh báo khẩn cấp, hãy ưu tiên đảm bảo an toàn cho bản thân.
Tìm nơi trú ẩn an toàn, như nấp dưới bàn chắc chắn hoặc trong không gian che chắn để tránh nguy cơ té ngã và giữ cho bạn có thể quan sát xung quanh trong thời gian rung lắc.
Lưu ý đối với những tầng cao, đặc biệt là từ tầng 10 trở lên:
Sự rung lắc có thể kéo dài lâu hơn vài phút.
Nguy cơ dịch chuyển cao nên cần đề phòng.
Ngay sau khi động đất kết thúc:
Nếu sử dụng thiết bị đốt lửa, đợi đến khi đất ổn định trước khi dập lửa.
Nếu xảy ra hỏa hoạn, dập lửa một cách bình tĩnh.
Cẩn thận với đồ đạc và mảnh thủy tinh rơi vỡ trong nhà.
Tránh ra khỏi nhà do có nguy cơ vật dụng như gạch đá, kính cửa sổ, hoặc biển báo có thể ngã đổ.
Đảm bảo có lối thoát hiểm an toàn khi cần sơ tán.
Nếu ở ngoài trời, tránh xa bức tường để tránh nguy cơ đổ đá.
Sau khi động đất:
Nếu có nguy cơ hỏa hoạn quy mô lớn, đi đến nơi tập trung tạm thời hoặc điểm sơ tán nếu cần.
Ở khu vực ven biển, sơ tán nếu có cảnh báo sóng thần hoặc cảm nhận sự rung lắc lớn.
Theo dõi thông tin từ các nguồn tin cậy như đài phát thanh, truyền hình, cơ quan cứu hỏa, và chính phủ.
Kiểm tra an toàn của bản thân và giúp đỡ hàng xóm nếu cần.
Hợp tác với cộng đồng để thực hiện hoạt động cứu hộ và sơ tán.
Trong trường hợp cần sơ tán, đảm bảo tắt cầu dao và đóng van khí chính trước khi rời khỏi.

12/03/2024
TOP CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN QUA ĐIỆN THOẠI PHỔ BIẾN

Khi nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn ứng viên qua điện thoại, họ thường đặt ra các câu hỏi để đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm và phù hợp của ứng viên với vị trí công việc.

Một số câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại phổ biến bạn có thể tham khảo nhé !

Giới thiệu về bản thân

Bạn hiểu thế nào về jd ?

Kinh nghiệm chuyên môn của bạn là gì ? 

Kết quả, thành tích trong công việc trước đây ?

Vì điều gì mà bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi ?

Định hướng sắp tới của bạn trong công việc là gì ?

Với năng lực hiện tại của bạn thì mức lương như thế nào sẽ phù hợp ?

  • Giới thiệu bản thân:
  • "Giới thiệu về bản thân bạn và tại sao bạn quan tâm đến vị trí này?"

Kinh nghiệm làm việc:

  • "Kinh nghiệm chuyên môn của bạn là gì ? Kết quả, thành tích trong công việc trước đây ?"
  • Năng lực và kỹ năng:
  • "Bạn có những kỹ năng cụ thể nào mà bạn nghĩ sẽ đóng góp vào thành công của đội nhóm?"

Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi:

“Vì điều gì mà bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi ?”

"Bạn biết được điều gì về sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi?"

  • Mục tiêu sự nghiệp:

"Bạn đặt ra mục tiêu nghề nghiệp gì trong tương lai?"

"Làm thế nào vị trí này hỗ trợ trong việc đạt được mục tiêu dài hạn của bạn?"

  • Tương lai trong công ty:

"Bạn nhìn nhận thế nào về cơ hội phát triển sự nghiệp trong công ty chúng tôi?"

"Nếu được chọn, bạn mong đợi gì từ vị trí này trong tương lai?"

  • Tình huống làm việc nhóm:

"Bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong nhóm không? Làm thế nào bạn đóng góp vào môi trường làm việc nhóm?"

"Làm thế nào bạn giải quyết xung đột trong nhóm làm việc?"

  • Câu hỏi cuối cùng:

"Có thêm điều gì bạn muốn chia sẻ với chúng tôi không?"

"Bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vị trí hoặc công ty không?"

Những câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên và đánh giá xem họ có phù hợp với vị trí và môi trường làm việc của công ty hay không.

12/03/2024
TIP TRẢ LỜI CÂU HỎI: “BẠN NGHĨ GÌ VỀ VIỆC LÀM TĂNG CA ?”

Thông thường, khi đưa ra câu hỏi này nhà tuyển dụng thường có 2 mục đích chính sau:
Kiểm tra sự nhiệt huyết và chân thành để đánh giá ứng viên có thể sẵn sàng cống hiến cho công ty nhiều hơn không.
Ngầm thông báo cho ứng viên về việc phải thường xuyên tăng ca, để ứng viên cân nhắc xem vị trí công việc này có phù hợp hay không.
Bạn có thể tham khảo các cách trả lời dưới đây để có thể đưa ra một câu trả lời thuyết phục nhất:
Trả lời dựa trên trải nghiệm thực tế
Nếu đã có kinh nghiệm thực tế khi làm tăng ca, bạn có thể lấy chính những kinh nghiệm trước đây để trả lời nhà tuyển dụng. 
Dựa theo khả năng đáp ứng tăng ca của bạn
nếu điều kiện hoàn cảnh không cho phép thì bạn hãy chia sẻ thẳng thắn với nhà tuyển dụng dù nó có thể khiến bạn bị mất điểm. Nhưng điều này sẽ giúp bạn tránh được phiền toái về sau nếu công ty yêu cầu phải tăng ca liên tục.  
Đề cập tới nguyện vọng khi làm tăng ca
Bạn cần đảm bảo rằng, công ty sẽ có phụ cấp và chế độ phụ cấp khi làm tăng ca và nó sẽ giúp bạn tránh được mâu thuẫn, tranh chấp về sau.
Trả lời theo hướng giải quyết vấn đề
Nhiều khi làm tăng ca không phải là tình huống bắt buộc, mà đây có thể là hệ quả của những vấn đề yếu kém còn tồn đọng trong doanh nghiệp. Và nếu tìm hiểu được nguyên nhân và hướng giải quyết thì tăng ca, làm thêm giờ sẽ không thực sự cần thiết.

12/03/2024
BẠN CẦN LÀM GÌ KHI ĐỘT NHIÊN CHÁN CÔNG VIỆC HIỆN TẠI ?

Tại sao bạn chán công việc hiện tại có thể là do:
Áp lực công việc
Công việc tẻ nhạt
Xảy ra vấn đề với sếp hoặc đồng nghiệp
Một số cách để lấy lại niềm đam mê công việc các bạn có thể tham khảo:

  1. Học cách cân bằng công việc và cuộc sống

Đừng để sự chán công việc chiếm hết thời gian, bạn hãy học cách chăm sóc mình như tập thể dục, nấu ăn, xem phim, đi du lịch, vui chơi cùng gia đình… Từ đó, công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, tinh thần cũng sảng khoái và bạn sẽ vui vẻ tiếp nhận những vấn đề xảy đến xung quanh mình. Nếu được, bạn có thể xin nghỉ 3 – 4 ngày, để thư giãn và sau đó tiếp tục quay trở lại với công việc.

2. Nghĩ về những điều tích cực công việc hiện tại mang đến cho bạn

Nếu bạn thực sự đã quá mệt mỏi, muốn buông bỏ công việc hiện tại, bạn hãy bình tâm nghĩ về lý do bạn bắt đầu và những lợi ích nó mang đến cho bạn. Hãy xem bạn bắt đầu công việc này với lý do là gì, tâm huyết ra sao, bạn có muốn một lần nữa thổi bùng niềm đam mê ấy không. Hoặc công việc này đã nuôi sống bạn và gia đình, đang có cơ hội thăng tiến, bạn được làm quen với những người giỏi hoặc bạn khó tìm được nơi nào phù hợp hơn… Khi có câu trả lời, bạn hãy quyết định là ra đi hay một lần nữa tìm lại niềm yêu thích.

3. Học cách chia sẻ với những người xung quanh

Hãy cố gắng chia sẻ với những đồng nghiệp có tính chất công việc tương đồng, để có sự thấy hiểu. Hoặc bạn có thể tìm đến sếp, để giãi bày những thắc mắc trong lòng và lắng nghe lời khuyên từ sếp. Một buổi gặp gỡ trò chuyện như thế, sẽ cho bạn biết được bạn đang gặp phải những gì, liệu bạn có đang đi đúng hướng với mục tiêu nghề nghiệp. Nếu bạn chán công việc vì những đãi ngộ, phúc lợi của công ty, bạn cũng có thể chia sẻ điều này với sếp. 

12/03/2024
CÁCH ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI: “BẠN THẤY MÌNH SẼ Ở ĐÂU TRONG 3-5 NĂM NỮA”

Khi đối mặt với câu hỏi này từ nhà tuyển dụng, họ thực tế đang tìm hiểu về mức độ cam kết của bạn đối với công ty và liệu bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không. Điều này thường được thể hiện qua câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?" và liệu bạn có nhận thức về giá trị của tổ chức hay không.

Câu trả lời của bạn có thể làm nổi bật sự phù hợp giữa kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn với yêu cầu của công việc. Điều quan trọng là tránh nói về mong muốn làm việc ở một vị trí hoặc ngành khác, đặt ra ước mơ dài hạn không liên quan đến vị trí bạn đang phỏng vấn.

Trước cuộc phỏng vấn, bạn nên nghiên cứu kỹ về kỹ năng và sự phát triển nghề nghiệp được đánh giá cao trong công ty. Đọc mô tả công việc để điều chỉnh câu trả lời của bạn sao cho phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Nhớ rằng cuộc phỏng vấn không chỉ là cơ hội để bạn chứng minh giá trị của mình mà còn để bạn đánh giá xem công việc có phù hợp với kế hoạch dài hạn của bạn hay không. Nếu bạn là sinh viên mới hoặc đang thay đổi nghề nghiệp, câu hỏi này cũng có thể liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Nếu bạn không biết trả lời, hãy xem xét những điều nào mang lại động lực và định hình cho tương lai của bạn, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ thông tin thêm và kinh nghiệm cá nhân.

12/03/2024
TIP TRẢ LỜI CÂU HỎI: “ BẠN MONG MUỐN ĐIỀU GÌ Ở CÔNG TY CHÚNG TÔI ?”

Đây là một câu hỏi khá phổ biến trong quá trình phỏng vấn. Bên cạnh mong muốn tìm hiểu thêm về ứng viên thì người phỏng vấn cũng phải đặt lợi ích công ty lên đầu khi phỏng vấn. Đối với câu hỏi “Bạn mong muốn gì ở công ty chúng tôi?”, người phỏng vấn dò xét xem liệu ứng viên có những định hướng và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu chung của công ty hay không.  Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn nếu bạn trả lời quá hời hợt, thái độ không nghiêm túc thì nhà tuyển dụng sẽ tinh ý nhận ra và đánh trượt bạn.
Bạn hãy cân nhắc các yếu tố sau:
CƠ HỘI HỌC HỎI: nhấn mạnh bản thân không muốn “an phận thủ thường”, luôn chủ động tìm kiếm cơ hội để trở nên tốt hơn.                                             
LỘ TRÌNH THĂNG TIẾN: chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp, thành tích cụ thể mà bạn thực sự quyết tâm đạt được trong tương lai. 
MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC: Môi trường làm việc văn minh, công bằng, lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển bản thân.      
SỰ ỔN ĐỊNH TRONG CÔNG VIỆC: Lòng trung thành và sự gắn kết của nhân viên là những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của tổ chức. Hãy chủ động đưa ra mối quan tâm của bạn với công ty, và nên nhớ rằng giữa bạn và nhà tuyển dụng là mối quan hệ WIN - WIN vì vậy khi đưa ra mong muốn của bạn đối với công ty thì hãy nêu ra được những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty.